Ngành học mới không đi vào “vết xe cũ”
Mùa tuyển sinh năm 2024 đã bắt đầu. Tuần qua nhiều trường đại học đã công bố ngành tuyển sinh và thông tin phương án tuyển sinh.
Ảnh minh họa.
Việc tuyển sinh của nhiều trường đại học sẽ chẳng có gì đặc biệt nếu như không tạo ra những điểm mới trong phương thức tuyển sinh và ngành học dự kiến tuyển sinh. Bởi nguồn cung hiện tại của nhiều trường lớn hơn nhu cầu thực tế, và dù đã “tháo khoán” theo cách nói đùa của nhiều người, nhưng vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu.
Để tăng tính hấp dẫn, đảm bảo số lượng tuyển sinh đầu vào, những năm gần đây nhiều trường đại học đã đa dạng cách thức tuyển sinh. Nhiều trường chọn mở một số ngành học mới phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động ở thời điểm hiện tại.
Mùa tuyển sinh năm nay, theo công bố của nhiều trường đại học cho thấy những ngành mới được mở tập trung vào những ngành học đang được nhiều học sinh ưa thích. Trong khi Đại học Ngoại Thương dự kiến tuyển sinh ngành khoa học máy tính; Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh mở ngành công nghệ nghệ thuật và điều khiển thông minh, tự động hóa; Đại học Kinh tế Quốc dân dự kiến mở 5 ngành thuộc lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin.
Một ngành học có tính liên ngành cao như thiết kế vi mạch và công nghệ bán dẫn đã có khá nhiều trường dự kiến mở trong năm học này.
Hơn chục năm trước nhiều người ngạc nhiên khi một số trường đào tạo thuộc khối xã hội mở ngành học quản lý kinh tế, kế toán. Trường đào tạo chuyên ngành về văn hóa, nghệ thuật mở ngành luật, marketing... Sự tiếp biến và thích ứng với xã hội trong tuyển sinh và đào tạo của nhiều trường đại học đã tạo ra sự thay đổi rất lớn trong suy nghĩ của người dân, và nhiều người phải mất thời gian để thích ứng. Các trường có những ngành học được dư luận gọi là “trái ngành” hay mở ngành học phi truyền thống rồi cũng tuyển sinh được số lượng đáng kể sinh viên. Tuy nhiên, nhiều sinh viên cho biết họ gặp khó khăn khi ứng tuyển vì các đơn vị tuyển dụng thường quan tâm nhiều hơn đối với sinh viên học ở những trường có bề dày đào tạo những ngành này hơn. Họ cũng gặp khó khăn trong phỏng vấn khi kiến thức được đào tạo không thể bằng những trường chuyên ngành, nên khó thuyết phục nhà tuyển trạch.
Trong bối cảnh phát triển hiện nay, nhất là nhu cầu lớn về nhân lực công nghệ thông tin, thì việc các trường đại học mở thêm những ngành mới thuộc nhóm công nghệ thông tin và truyền thông là tất yếu, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, việc mở ngành mới phải căn cứ vào năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo. Sự thay đổi này chắc chắn mang lại lợi ích cho nhà trường, tuy nhiên vượt lên vấn đề số lượng tuyển sinh, đa dạng ngành đào tạo, thì quan trọng nhất vẫn phải là bảo đảm chất lượng đào tạo, để nâng cao uy tín của nhà trường. Điều đó quan trọng hơn rất nhiều so với áp lực tự chủ mà nhiều trường đại học đang phải thực hiện. Nhất là việc tăng cường ngành đào tạo nhưng không được chất thêm gánh nặng cho xã hội, làm lãng phí nguồn lực sau khi sinh viên ra trường.
Bên cạnh thành công trong việc mở thêm một số ngành đào tạo, nhất là ngành phi truyền thống trong những năm gần đây, thì sự khó khăn trong tuyển sinh và giải quyết bài toán việc làm cho sinh viên sau khi ra trường cũng là nỗi ám ảnh với không ít trường. Vậy nên, việc mở thêm ngành học mới trong năm học này cần được hoan nghênh, nhưng cũng phải được các chủ thể tính toán kỹ lưỡng, tránh được “vết xe đổ”, góp phần vào thành công chung của chiến lược đào tạo nhân lực quốc gia.
Lam Vũ
{name} - {time}
-
2025-01-13 13:39:00
Chú trọng chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường
-
2025-01-13 11:17:00
Công bố danh sách cơ sở giáo dục được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng
-
2024-02-22 10:12:00
Công bố Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho sinh viên năm 2024
Đại học Sư phạm Hà Nội lần đầu tiên mở ngành đào tạo giáo viên môn tích hợp
Hôm nay (21/2), ngày Tiếng mẹ đẻ Quốc tế
Khó khăn của các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh: Cần sự vào cuộc từ nhiều phía
Thiệu Hóa: Trao thưởng cho giáo viên, học sinh đạt thành tích cao và phát động “Tết khuyến học, khuyến tài" năm 2024
Phân luồng học sinh góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Gian nan chuyện học ở bản Mùa Xuân
Từ phong trào thi đua đến nâng cao chất lượng giáo dục
Tuyển sinh đại học năm 2024: Nhiều mã ngành mới được mở