NATO đang đối mặt với “Bình minh của Kỷ nguyên hạt nhân thứ ba”
Người đứng đầu quân đội Vương quốc Anh cho biết các nước NATO đang phải đối mặt với “bình minh của Kỷ nguyên hạt nhân thứ ba”.
Người đứng đầu lực lượng vũ trang Vương quốc Anh, Đô đốc Tony Radakin. Ảnh: AP.
Đô đốc Tony Radakin, Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Vương quốc Anh, phát biểu tại Viện Các lực lượng thống nhất Hoàng gia (RUSI) rằng cán cân quyền lực toàn cầu đang “thay đổi”, đồng thời nói thêm “Kỷ nguyên hạt nhân thứ ba đang đến gần”.
Gần 3 năm kể từ khi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine nổ ra, đánh dấu thời điểm tồi tệ nhất trong mối quan hệ giữa Moscow và Washington cùng nhiều quốc gia NATO. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đặt lực lượng răn đe hạt nhân của Nga vào tình trạng báo động cao; Bộ trưởng ngoại giao kỳ cựu của Điện Kremlin, Sergey Lavrov, đã nói rủi ro xung đột hạt nhân đã trở nên “đáng kể”.
“Từ Nga, chúng ta đã chứng kiến những mối đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật, các cuộc tập trận hạt nhân quy mô lớn và các cuộc tấn công mô phỏng nhằm vào các nước NATO”, Radakin cho biết. Moscow đã bắt đầu các cuộc tập trận quy mô lớn vào cuối tháng 10, mô phỏng một cuộc tấn công hạt nhân trả đũa.
“Kỷ nguyên hạt nhân đầu tiên” là thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Radakin nói. Giai đoạn này chứng kiến sự tích lũy vũ khí hạt nhân ồ ạt của Hoa Kỳ và Liên Xô khi đó, “được điều chỉnh bởi nguy cơ leo thang không thể kiểm soát và logic răn đe”, Radakin nói thêm.
“Kỷ nguyên hạt nhân thứ hai” xuất phát từ “những nỗ lực giải trừ vũ khí và chống phổ biến vũ khí hạt nhân”, vị chỉ huy quân sự nói thêm. Liên đoàn các nhà khoa học Hoa Kỳ cho biết kho vũ khí hạt nhân của thế giới đã giảm kể từ đầu những năm 1990, nhưng tốc độ cắt giảm hiện đang “chậm lại”.
“Nhưng chúng ta đang ở buổi bình minh của Kỷ nguyên hạt nhân thứ ba”, Radakin nói. “Nó phức tạp hơn nhiều”, người đứng đầu bộ tham mưu lực lượng vũ trang Anh tiếp tục, đồng thời cho biết “Nó được xác định bởi nhiều tình huống tiến thoái lưỡng nan, công nghệ hạt nhân đang phát triển mạnh, và sự vắng mặt gần như hoàn toàn của các kiến trúc an ninh đã có trước đó”.
Trong khối NATO, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Pháp là các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng tại một số căn cứ khác ở châu Âu cũng có vũ khí hạt nhân chiến thuật của Hoa Kỳ.
Nga có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, theo sát là Hoa Kỳ. Moscow và Washington cùng nhau nắm giữ khoảng 90% vũ khí hạt nhân trên thế giới.
“Chúng tôi coi trọng vấn đề hạt nhân một cách cực kỳ nghiêm túc”, người đứng đầu NATO Mark Rutte cho biết. “Nhưng cũng phải đồng ý rằng có rất nhiều lời đe dọa từ Nga”, ông nói trong một cuộc họp báo ở Brussels.
Rutte nói thêm: “Chúng ta phải đảm bảo khả năng răn đe mạnh mẽ để có thể chống trả bất kỳ đối thủ nào, bất kỳ kẻ thù nào”.
Radakin cho biết “chỉ có một khả năng rất nhỏ về một cuộc tấn công trực tiếp hoặc xâm lược đáng kể của Nga vào Vương quốc Anh” và rộng hơn là vào các quốc gia thành viên NATO khác. Nga nhận thức được phản ứng từ các quốc gia NATO “sẽ rất mạnh mẽ, dù là vũ khí thông thường hay hạt nhân”, đồng thời nói thêm một lực lượng răn đe hạt nhân mạnh mẽ “đã và đang phát huy tác dụng”.
Được biết, Trung Quốc cũng đang xây dựng lực lượng hạt nhân của mình và Nga được cho là đang hỗ trợ Triều Tiên trong các chương trình tên lửa thông thường và hạt nhân.
TD (theo Newsweek)
{name} - {time}
-
2024-12-18 15:30:00
Chiến tranh thế giới thứ III sẽ như thế nào?
-
2024-12-18 14:53:00
Nga bắt giữ công dân Uzbekistan vì đánh bom ám sát tướng cấp cao
-
2024-12-05 11:15:00
Hàn Quốc: Tình hình trong nước trở lại bình thường sau khi dỡ bỏ thiết quân luật
Hiệp ước phòng thủ chung Nga - Triều Tiên chính thức có hiệu lực
Quốc hội Pháp bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ tướng Michel Barnier
Nhật Bản: Tokyo đề xuất cơ chế làm việc 4 ngày 1 tuần với nhân viên chính quyền
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa giữ thế đa số mong manh tại Hạ viện
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bảo vệ quyết định thiết quân luật
Căn bệnh bí ẩn cướp đi sinh mạng của hàng chục người
Trùm phế liệu Singapore sa lưới sau 19 năm lẩn trốn
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc đệ đơn từ chức sau biến động thiết quân luật
Châu Âu âm thầm chuẩn bị cho Thế chiến thứ III