(Baothanhhoa.vn) - Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh đã tập trung chỉ đạo tòa án hai cấp trong tỉnh tổ chức thực hiện đồng bộ, có hiệu quả nhiều giải pháp, đảm bảo tiến độ, chất lượng giải quyết, xét xử án tham nhũng, chức vụ.

Nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử án tham nhũng, chức vụ

Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh đã tập trung chỉ đạo tòa án hai cấp trong tỉnh tổ chức thực hiện đồng bộ, có hiệu quả nhiều giải pháp, đảm bảo tiến độ, chất lượng giải quyết, xét xử án tham nhũng, chức vụ.

Nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử án tham nhũng, chức vụPhiên tòa xét xử ông H.V.T, cựu Phó trưởng Công an huyện Mường Lát và đồng phạm với các tội danh tham nhũng tại Tòa án Nhân dân tỉnh.

Theo báo cáo của TAND tỉnh, tính từ đầu năm công tác (1/10/2023) đến đầu tháng 8/2024, tòa án hai cấp trong tỉnh đã thụ lý 21 vụ án tham nhũng, chức vụ với 44 bị cáo. Các đơn vị đã tiến hành xét xử 17 vụ, tuyên phạt hình phạt thích đáng đối với 38 bị cáo. Trong đó có 5 bị cáo chịu mức án trên 15 năm tù, 9 bị cáo chịu từ 3 năm đến 7 năm tù... Còn lại 4 vụ án với 6 bị cáo đang trong quá trình thụ lý, giải quyết.

Theo thẩm phán Phạm Văn Long, Chánh tòa Hình sự TAND tỉnh: Nhằm nâng cao chất lượng giải quyết án nói chung và án hình sự tham nhũng, chức vụ nói riêng, Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo TAND đã chỉ đạo tòa án hai cấp trong tỉnh tập trung tổ chức thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết là tăng cường công tác giáo dục, nâng cao bản lĩnh chính trị cho những người giữ chức danh tư pháp của tòa án. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua gắn với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, trong đó, chủ đề xuyên suốt trong phong trào là “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”. Đồng thời động viên các thẩm phán tự học tập, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao khả năng hiểu biết kiến thức ở các lĩnh vực liên quan, như công tác quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, tài chính... Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, bởi người bị truy tố mắc các tội danh tham nhũng, chức vụ đều là người có chức vụ quyền hạn, có kiến thức, trình độ hiểu biết, hành vi phạm tội kín kẽ, lại ở nhiều lĩnh vực khác nhau...

Nhằm đảm bảo tính khách quan, minh bạch quá trình thụ lý, giải quyết án, TAND đã triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định của Bộ Chính trị, TAND tối cao, Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh. Cơ quan tòa án trong tỉnh đã nghiêm túc thực hiện việc phân án ngẫu nhiên cho thẩm phán, đảm bảo việc phân án được thực hiện vô tư, khách quan. Quá trình giải quyết án đều được cập nhật tiến độ trên phần mềm của ngành. Các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật cũng được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử tòa án. Bên cạnh đó, TAND còn thường xuyên theo dõi, đôn đốc tiến độ giải quyết án, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế, tránh hình thành sai phạm trong hoạt động thụ lý, giải quyết án.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ giữ chức danh tư pháp cũng được quan tâm, thông qua các lớp tập huấn trực tuyến của TAND tối cao tổ chức trực tuyến hàng tháng. Trong năm nay, TAND tỉnh đã tổ chức 2 lớp tập huấn và rút kinh nghiệm công tác xét xử cho thẩm phán, thẩm tra viên, thư ký tòa án và hội thẩm nhân dân hai cấp trong tỉnh. Ở những lớp tập huấn này, lãnh đạo TAND tỉnh đã trực tiếp tham gia truyền đạt kiến thức.

TAND tỉnh cũng thường xuyên theo dõi, kiểm tra tiến độ thụ lý, giải quyết án tham nhũng, chức vụ ở tòa án cấp huyện. Thông qua đó đã kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về áp dụng pháp luật, xác định tội danh trong các vụ án, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Từ đó, nhiều tòa án cấp huyện đã tổ chức xét xử thành công các vụ án tham nhũng, chức vụ theo thẩm quyền, như TAND huyện Yên Định, TAND huyện Thiệu Hóa...

Trong quá trình xét xử án hình sự nói chung và án tham nhũng, chức vụ nói riêng, tòa án hai cấp trong tỉnh đã tổ chức thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng theo hướng hiệu quả, thực chất. Hội đồng xét xử đã dành thời gian thỏa đáng và lắng nghe ý kiến của các bên liên quan, cũng như phần tự bào chữa của các bị cáo. Qua đó, đã có cách nhìn khách quan hơn để đưa ra phán quyết đúng với bản chất vụ án, xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội, không kết án oan sai, không bỏ lọt tội phạm.

Như trong vụ xét xử bị cáo C.B.X và 4 đồng phạm diễn ra tại TAND tỉnh vào đầu năm nay về các tội danh tham nhũng liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai, đại diện viện kiểm sát công tố mức độ thiệt hại ngân sách Nhà nước do hành vi phạm tội của các bị cáo gây ra được giám định là 1,394 tỷ đồng. Đây là tình tiết quan trọng của vụ án, liên quan trực tiếp đến mức hình phạt được áp dụng theo luật định đối với các bị cáo. Tuy nhiên trong phần tranh tụng, từ ý kiến của luật sư bào chữa về sự bất hợp lý trong cách tính giá đất của cơ quan giám định, hội đồng xét xử đã tiến hành thẩm vấn các giám định viên. Sau đó, thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã quyết định trả hồ sơ để tiến hành giám định lại thiệt hại do hành vi phạm tội của các bị cáo gây ra. Sau đó, mức độ thiệt hại được giám định lại là 973,519 triệu đồng.

Thẩm phán Phạm Văn Long, Chánh tòa Hình sự TAND tỉnh khẳng định: Với nhiều giải pháp thiết thực và tinh thần nỗ lực, cố gắng của tòa án hai cấp trong tỉnh với phương châm “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”, các bản án đã tuyên đối với các vụ án tham nhũng, chức vụ của tòa đảm bảo tính nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không kết án oan sai, không bỏ lọt tội phạm.

Bài và ảnh: Đồng Thành



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]