Mỹ ký thoả thuận vũ khí lớn nhất trong lịch sử với Saudi Arabia
Thỏa thuận vũ khí lớn nhất trong lịch sử là chiến thắng của Donald Trump trong chuyến công du Trung Đông.
Một người lính Mỹ nạp đạn cho Hệ thống Vũ khí tiêu diệt chính xác tiên tiến (APKWS) tại cuộc tập trận bắn đạn thật ở Đức. APKWS là hệ thống tên lửa dẫn đường bằng laser mới nhất được Lữ đoàn Không quân Chiến đấu số 12 đồn trú trên khắp Châu Âu sử dụng.
Trong lúc Tổng thống Donald Trump công du Trung Đông, Mỹ và Saudi Arabia đã ký một thỏa thuận vũ khí lịch sử trị giá 142 tỷ đô la mà theo Nhà Trắng là thỏa thuận mua bán quốc phòng lớn nhất trong lịch sử.
Mỹ gần đây đã hoàn tất một loạt các thỏa thuận vũ khí với các đồng minh vùng Vịnh trị giá hàng tỷ đô la, báo hiệu sự nghiêng về chiến lược liên tục của Washington đối với các đối tác trong khu vực trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Iran cùng sự cạnh tranh với Nga và Trung Quốc.
Nhà Trắng cho biết trong một tuyên bố: “Các giao dịch mà chúng tôi dự định hoàn tất sẽ thuộc 5 hạng mục chính: phát triển lực lượng không quân và năng lực vũ trụ, phòng thủ tên lửa, an ninh hàng hải và ven biển, an ninh biên giới và hiện đại hóa lực lượng lục quân, nâng cấp hệ thống thông tin và truyền thông”.
Theo Cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng, đầu tháng này, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt hợp đồng bán tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120C-8 trị giá 3,5 tỷ đô la cho Saudi Arabia.
Vào tháng 3, Mỹ đã chấp thuận bán Hệ thống vũ khí tiêu diệt chính xác tiên tiến (APKWS) cho vương quốc này với giá gần 100 triệu đô la.
Bên cạnh Saudi Arabia, Mỹ gần đây đã chấp thuận bán máy bay không người lái tiên tiến MQ-9B cho Qatar với giá gần 2 tỷ đô la, nhằm mục đích tăng cường năng lực phòng thủ cho quốc gia có căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ tại Trung Đông.
Mối quan hệ của Mỹ với Qatar được thúc đẩy nhờ vai trò của nước này trong việc làm trung gian cho lệnh ngừng bắn ở Gaza giữa Israel.
Mối quan hệ này gần đây đã bị chỉ trích sau khi Donald Trump tuyên bố sẽ chấp nhận một chiếc máy bay hạng sang trị giá 400 triệu đô la làm quà tặng từ hoàng gia Qatar - mặc dù Qatar vẫn chưa xác nhận - để sử dụng làm Không lực Một và chuyển giao cho quỹ thư viện tổng thống Trump sau khi ông rời nhiệm sở.
Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã chấp thuận việc bán trực thăng CH-47F Chinook và các thiết bị liên quan với chi phí ước tính 1,32 tỷ đô la cho UAE, một đồng minh quan trọng khác trong khu vực.
Cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng Mỹ tuyên bố “UAE sẽ sử dụng những tài sản này trong hoạt động tìm kiếm và cứu nạn, cứu trợ thiên tai, hỗ trợ nhân đạo và chống khủng bố”.
TD
{name} - {time}
-
2025-05-14 10:36:00
Ukraine có thể nhận được 144 pháo tự hành Caesar của Pháp
-
2025-05-14 09:47:00
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un giám sát tập trận đặc nhiệm
-
2025-05-14 06:55:00
Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ dỡ bỏ trừng phạt nhằm vào Syria
Nga triển khai đơn vị tinh nhuệ tới thị trấn pháo đài của Ukraine
Ukraine hồi sinh tên lửa thời Chiến tranh Lạnh để tấn công các mục tiêu Nga
Houthi cảnh báo về chuyến thăm Trung Đông của ông Trump
Nga tiếp tục tấn công Ukraine sau tối hậu thư ngừng bắn của Đức
ICAO: Nga phải chịu trách nhiệm trong vụ bắn rơi máy bay MH17
Ấn Độ sẽ không dung thứ cho hành vi tống tiền hạt nhân
Cựu Bộ trưởng Nội vụ Anh: Donald Trump khó có thể mang lại hòa bình cho Ukraine và Nga
Nhà lập pháp Iran kêu gọi giải pháp hạt nhân nếu đàm phán với Mỹ thất bại
Các nhóm vũ trang đụng độ dữ dội ở thủ đô Libya