(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, cùng với quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, người dân trên địa bàn tỉnh đã đưa cây thanh long ruột đỏ vào sản xuất dần thay thế cho những loại cây trồng hiệu quả kinh tế thấp. Sau thời gian canh tác, nhận thấy cây trồng này khá phù hợp với chất đất, ít sâu bệnh, năng suất cao, chất lượng bảo đảm và có thị trường tiêu thụ ổn định nên người dân trên địa bàn tỉnh đã mở rộng diện tích sản xuất. Đồng thời, tích cực áp dụng khoa học - kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.

Mở rộng diện tích trồng thanh long ruột đỏ

Những năm gần đây, cùng với quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, người dân trên địa bàn tỉnh đã đưa cây thanh long ruột đỏ vào sản xuất dần thay thế cho những loại cây trồng hiệu quả kinh tế thấp. Sau thời gian canh tác, nhận thấy cây trồng này khá phù hợp với chất đất, ít sâu bệnh, năng suất cao, chất lượng bảo đảm và có thị trường tiêu thụ ổn định nên người dân trên địa bàn tỉnh đã mở rộng diện tích sản xuất. Đồng thời, tích cực áp dụng khoa học - kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.

Mở rộng diện tích trồng thanh long ruột đỏDiện tích trồng cây thanh long ruột đỏ của hộ gia đình bà Nguyễn Thị Dung, tiểu khu phố 1, thị trấn Vân Du (Thạch Thành).

Mặc dù không phải loại cây trồng truyền thống nhưng thanh long đã bén rễ trên các vùng đất đồi màu mỡ của huyện Thạch Thành hàng chục năm, đem lại những mùa quả ngọt với giá trị cao và mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nông dân địa phương. Năm 2012, gia đình bà Nguyễn Thị Dung, tiểu khu phố 1, thị trấn Vân Du là một trong những hộ dân đầu tiên của địa phương đưa cây thanh long ruột đỏ giống H14 vào trồng thử nghiệm trên vùng đồi dốc. Bà Dung cho biết: "Sau khi được Hội Làm vườn và Trang trại huyện vận động, hướng dẫn, gia đình tôi đã cải tạo đất, đầu tư giống và đưa vào trồng khoảng 700 trụ thanh long ruột đỏ, tổng diện tích hơn 2 ha. Chỉ sau 1 năm sản xuất, cây đã cho thu hoạch lứa quả đầu tiên. So với cây thanh long ruột trắng và những loại cây ăn quả khác, thanh long ruột đỏ dễ trồng hơn, ít sâu bệnh, thời gian ra hoa dài hơn và sớm hơn 2 - 3 tháng, ra hoa nhiều đợt trong năm, tỷ lệ đậu quả cao. Bởi phù hợp với thổ nhưỡng nên thanh long ruột đỏ của thị trấn Vân Du có chất lượng tốt, vị ngọt đậm, thanh mát nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Do đó, gia đình đã mở rộng diện tích trồng cây thanh long lên 4 ha".

Được biết, mỗi năm tổng sản lượng thanh long ruột đỏ của gia đình bà Nguyễn Thị Dung đạt khoảng 50 - 60 tấn, doanh thu khoảng 900 triệu đồng, lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng/ha/năm, hiệu quả kinh tế cao hơn những loại cây trồng khác.

Theo phân tích của một số hộ dân trồng cây thanh long ruột đỏ, đây là loại cây không kén đất, không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cao, chi phí sản xuất thấp, trồng một năm thu hoạch nhiều năm nên khá phù hợp với trình độ sản xuất của người dân. Hơn nữa, hiện nay, người tiêu dùng trên thị trường luôn ưa chuộng và có nhu cầu lớn về sản phẩm thanh long ruột đỏ, nhất là những sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn. Với những ưu điểm nói trên, nên những năm gần đây, người dân trên địa bàn huyện Thạch Thành không ngừng mở rộng diện tích. Đồng thời, tích cực áp dụng kỹ thuật hiện đại, an toàn như VietGAP, GlobalGAP... vào sản xuất cây thanh long. Tính đến nay, trên địa bàn huyện Thạch Thành có hàng trăm ha trồng cây thanh long, trong đó, có khoảng 80 ha là cây thanh long ruột đỏ.

Không chỉ phát triển mạnh trên vùng đồi của các huyện Thạch Thành, Như Xuân, Như Thanh, Ngọc Lặc... mà hiện nay, cây thanh long ruột đỏ cũng được người dân sản xuất khá nhiều ở các huyện đồng bằng. Ông Nguyễn Chí Cường, Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại huyện Đông Sơn, cho biết: "Những năm gần đây, cùng với phong trào cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hàng chục hộ dân trên địa bàn huyện Đông Sơn đã đưa cây thanh long ruột đỏ vào sản xuất. Đến nay, toàn huyện có khoảng 20 ha thanh long ruột đỏ, trong đó có một số hộ có diện tích lớn, như: gia đình ông Phạm Bá Đức, xã Đông Khê có 4 ha; gia đình ông Thiều Tam Thọ, xã Đông Tiến có 2 ha... Đây là loại cây dễ trồng, thích nghi tốt với thời tiết và đồng đất địa phương, mang lại doanh thu vượt trội nên huyện hội đã và đang tiếp tục vận động người dân mở rộng diện tích sản xuất.

Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hiện nay, diện tích sản xuất cây thanh long ruột đỏ trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 365,34 ha. Trong đó, có khoảng 341 ha đã cho thu hoạch, năng suất bình quân 20,3 tấn/ha, sản lượng hơn 6.913 tấn/năm. So với các loại cây ăn quả khác, thanh long ruột đỏ đang chiếm ưu thế về năng suất và giá trị kinh tế. Tín hiệu vui đánh dấu bước phát triển cho sản phẩm thanh long ruột đỏ của tỉnh Thanh Hóa chính là vùng sản xuất thanh long ruột đỏ tại xã Xuân Du (Như Thanh) đã được cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu và sản phẩm thanh long ruột đỏ của địa phương này đã được chứng nhận OCOP 3 sao năm 2022. Từ “mô hình điểm” này, bên cạnh việc mở rộng diện tích, hàng trăm hộ sản xuất thanh long ruột đỏ ở các huyện Ngọc Lặc, Thạch Thành, Như Thanh, Như Xuân, thị xã Bỉm Sơn... còn chú trọng nâng cao tiêu chuẩn sản xuất để tạo ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và hướng tới xuất khẩu.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]