“Luật chơi” mới để bảo vệ người dùng mạng xã hội
Nếu trước đây, mạng xã hội facebook cho phép người dùng có thể “thoải mái” tạo nhiều tài khoản để sử dụng như chơi “trốn tìm” mà không cần “lộ mặt” thật thì nay điều đó đã bị siết chặt trong khuôn khổ của pháp luật. Theo đó, ngày 9/11/2024 Chính phủ đã ban hành Nghị định 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng và có hiệu lực kể từ 25/12. Đây được xem là bước ngoặt để tạo nên lớp hàng rào bảo vệ mới cho người dùng mạng xã hội facebook.
Nghị định 147/2024/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng có hiệu lực đã tạo nên lớp hàng rào bảo vệ mới cho người dùng mạng xã hội.
Theo các cơ quan chức năng, một trong các nguyên nhân chính dẫn đến số vụ lừa đảo trên không gian mạng, nhất là trên nền tảng mạng xã hội gia tăng chóng mặt thời gian qua có nguyên nhân do một số trang mạng chưa siết chặt các quy định về thông tin của người dùng. Dẫn đến xuất hiện những kiểu chơi “trốn tìm” trên mạng - không dùng tên thật, không để ảnh thật. Từ hệ quả của kiểu chơi này, riêng ở Đông Nam Á, nơi “lướt” mạng xã hội nhiều nhất thế giới, chuyện lừa đảo cứ tăng chóng mặt.
Cùng với đó, mạng xã hội cũng khá thịnh hành các diễn đàn, hội, nhóm kín, riêng tư nhằm tập hợp những người có cùng mối quan tâm, để cùng nhau bàn luận về những chủ đề nào đó. Và vô tình, đây lại trở thành một “mảnh đất màu mỡ” và tự do cho lực lượng “anh hùng bàn phím” tha hồ tự tung, tự tác tham gia bàn luận về các vấn đề chính trị - xã hội dù chưa thực sự chứng kiến hay hiểu rõ, thậm chí còn tung tin giả, tin sai sự thật trên mạng xã hội để câu like, câu view, làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
Bởi vậy, để bảo vệ người dùng mạng xã hội, trên thế giới, Australia đã cấm trẻ dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội; Pháp thì đề xuất cấm trẻ dưới 15 tuổi, trừ khi có bố mẹ đồng ý và giám sát; tại Tây Ban Nha, quan tòa kêu gọi bỏ luôn ẩn danh sau khi xuất hiện nhiều tin giả, tin xấu độc nhắm vào người di cư...
Có thể khẳng định, việc “siết” quản lý mạng xã hội đang là xu hướng toàn cầu mỗi nước có một cách khác nhau nhưng tựu chung đều hướng đến một mục đích đó là làm sao để người dân vừa được thoải mái “chơi” nhưng cũng vừa được bảo vệ an toàn trong thế giới ảo này.
Việt Nam đã lọt tốp 10 quốc gia có nhiều người dùng mạng xã hội nhất thế giới nên việc Chính phủ ban hành Nghị định 147 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, trong đó có các quy định về định danh cá nhân chính cùng nhiều quy định quan trọng khác là để bảo vệ người dùng khỏi những kẻ lợi dụng chính sách này để lách luật.
Theo đó, đối với định danh tài khoản mạng xã hội, Nghị định 147 quy định bắt buộc xác thực bằng số điện thoại hoặc số định danh cá nhân. Chỉ tài khoản đã xác thực mới được phép đăng bài, livestream và bình luận. Đây là một bước đi quan trọng trong bối cảnh các vụ việc lừa đảo có sử dụng mạng xã hội làm công cụ chiếm đến 70%. Bởi theo các cơ quan chức năng, tài khoản ảo cũng chính là nguồn gốc của nhiều vấn đề trên mạng xã hội, như phát tán tin sai lệch, lừa đảo, quấy rối. Việc bắt buộc xác thực sẽ hạn chế việc tạo tài khoản ảo và nặc danh, khiến các hành vi vi phạm trở nên khó thực hiện hơn. Khi tài khoản gắn liền với danh tính thực (qua số điện thoại hoặc số định danh cá nhân), các hành vi phạm pháp sẽ dễ dàng bị truy vết và xử lý.
Đối với quản lý trang tin tổng hợp, quy định cấm dùng tên gây nhầm lẫn với báo chí chính thống; đăng tin phải chậm hơn nguồn gốc 1 giờ; chỉ được sử dụng thông tin từ ít nhất 3 cơ quan báo chí khác nhau.
Ngoài ra, nghị định cũng có những quy định riêng để kiểm soát game online đó là nghiêm cấm các trò chơi mô phỏng casino; cấm sử dụng hình ảnh lá bài để ngăn chặn cờ bạc trá hình.
Đặc biệt, để bảo vệ người dùng dưới 16 tuổi, nghị định quy định chỉ được sử dụng mạng xã hội khi có sự đăng ký của phụ huynh và phụ huynh phải giám sát hoạt động trực tuyến của con.
Để giám sát và xử lý vi phạm, cơ quan chức năng và Bộ Công an triển khai hệ thống giám sát toàn quốc; doanh nghiệp internet có trách nhiệm phát hiện và báo cáo vi phạm.
Tuy vậy, theo các cơ quan chức năng, sau khi Nghị định 147 có hiệu lực, có thể xảy ra trường hợp các đối tượng sử dụng số điện thoại đã đăng ký dưới tên người khác để “vượt qua” bước xác thực. Hiện nay các dịch vụ cho thuê số điện thoại ngắn hạn dùng cho mục đích nhận tin nhắn xác thực tài khoản cũng đang rất phổ biến. Có thể xảy ra tình trạng dùng VPN (mạng riêng ảo) để che giấu địa chỉ IP thật; sử dụng nền tảng không tuân thủ quy định; tấn công hoặc mua lại tài khoản đã xác thực...
Để khắc phục các bất cập trên, cơ quan chức năng khuyến nghị người dùng bật bảo mật 2 lớp (2FA) để đảm bảo chỉ chủ tài khoản mới có thể truy cập và hạn chế rủi ro bị chiếm đoạt. Đồng thời, xây dựng cơ chế giám sát tự động trên các nền tảng mạng xã hội để phát hiện và cảnh báo các giao dịch, tương tác bất thường.
Bài và ảnh: Lê Phượng
{name} - {time}
-
2025-01-16 10:32:00
Agribank Bắc Thanh Hóa tài trợ hơn 7,1 tỷ đồng xây dựng Trường Tiểu học xã Vĩnh Hùng
-
2025-01-16 09:40:00
Ngọc Lặc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và khai thác tài nguyên, khoáng sản
-
2025-01-16 08:42:00
Thiết thực chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” xuân Ất Tỵ năm 2025 tại thị xã Nghi Sơn
Nghiên cứu tăng mức chế tài xử phạt với vi phạm an toàn thực phẩm
TP Hồ Chí Minh: Hàng trăm người tháo chạy khỏi chung cư Mizuki vì hỏa hoạn
Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Mai Văn Hải kiểm tra sản xuất và đời sống Nhân dân tại huyện Như Thanh
Trồng trên 3 triệu cây xanh dịp “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025
Nhiều hoạt động hỗ trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi
Công ty CP Mía đường Lam Sơn thăm, tặng quà tại các Trung tâm bảo trợ xã hội dịp Tết 2025
Tặng quà tết hộ nghèo huyện Nga Sơn
Thực hư việc quét mã QR mất sạch tiền trong tài khoản ngân hàng
Tránh “sập bẫy” lừa đảo sử dụng AI