(Baothanhhoa.vn) - Đến thăm Công ty TNHH Đạm Xuân ở thôn Quảng Cộng, xã Thạch Quảng do bà Nguyễn Thị Xuân làm giám đốc, chúng tôi thực sự nể phục với cơ ngơi được gây dựng từ nghị lực vượt khó của bà.

Làm giàu trên vùng đất khó

Đến thăm Công ty TNHH Đạm Xuân ở thôn Quảng Cộng, xã Thạch Quảng do bà Nguyễn Thị Xuân làm giám đốc, chúng tôi thực sự nể phục với cơ ngơi được gây dựng từ nghị lực vượt khó của bà.

Làm giàu trên vùng đất khó

Bà Nguyễn Thị Xuân kiểm tra chất lượng than viên nén trước khi xuất bán.

Sinh ra từ một gia đình nông dân nghèo ở tỉnh Ninh Bình, khi còn nhỏ bà Xuân đã theo bố mẹ di cư vào xã Thạch Quảng để lập nghiệp. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, lại đông con nên học xong lớp 7 bà đã phải nghỉ học đi làm kiếm tiền phụ giúp bố mẹ. Năm 1984, bà xây dựng gia đình, hoàn cảnh kinh tế lúc đó rất khó khăn, con nhỏ, chồng công tác trong quân đội nên thường xuyên vắng nhà... Với bản tính chịu thương chịu khó, bà đã nỗ lực cố gắng vượt qua khó khăn mở cửa hàng kinh doanh hàng lương thực nhỏ. Do làm ăn có hiệu quả, nên bà tích lũy được chút vốn và vay mượn thêm của người thân đầu tư 1 chiếc xe tải để buôn bán hàng nông sản. Năm 1999, khi Nhà máy mía đường Việt - Đài xây dựng, bà đã lặn lội sang Nhà máy đường Lam Sơn tìm nguồn mía giống về cung cấp cho người dân trong vùng và đứng ra bao tiêu sản phẩm mía cho bà con. Bà đã mua 200ha đất nông nghiệp của người dân để trồng mía nguyên liệu. Sau khi ngành mía đường thoái trào, bà quyết định thành lập xưởng chế biến lâm sản. Để chủ động nguồn nguyên liệu, bà đã chuyển diện tích đất trồng mía của gia đình sang trồng cây keo, đồng thời tiếp tục đầu tư mua đất đồi rừng của người dân trong vùng để trồng keo nguyên liệu. Đến nay, gia đình bà đã có gần 500ha keo phục vụ chế biến lâm sản.

Để nâng tầm giá trị sản phẩm, năm 2017 bà đã thành lập Công ty TNHH Đạm Xuân chuyên sản xuất viên than nén, dăm gỗ, ván bóc. Bà đã đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực. Khi xây dựng xong nhà xưởng, đào tạo công nhân, bà đi đến các địa phương có nguồn nguyên liệu dồi dào để ký hợp đồng thu mua nguyên liệu và tìm đối tác tiêu thụ sản phẩm. Trung bình mỗi năm, doanh nghiệp thu mua và tiêu thụ khoảng 10.000 tấn gỗ keo, chế biến được 700m3 ván bóc. Tận dụng nguồn phế phẩm từ lâm sản, mỗi năm công ty sản xuất và xuất bán được 9.000 tấn dăm gỗ, trên 5.000 tấn than viên nén. Bà Xuân còn mở cửa hàng kinh doanh xăng dầu, trạm đăng kiểm xe ô tô, trung tâm chăm sóc sức khỏe... Doanh thu mỗi năm từ 70 - 80 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 60 lao động, với mức thu nhập từ 9 - 10 triệu đồng/người/tháng.

Ngoài sản xuất, kinh doanh giỏi, bà Nguyễn Thị Xuân còn tích cực tham gia các phong trào của địa phương và luôn đi đầu hưởng ứng các cuộc vận động ủng hộ thôn, như đóng góp XDNTM; xây dựng nhà ở, tặng quà cho hộ nghèo, gia đình chính sách...

Bài và ảnh: Khánh Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]