Huyện Thọ Xuân nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp
Những năm qua, huyện Thọ Xuân đã tập trung chỉ đạo, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp. Trong đó, chú trọng thực hiện có hiệu quả việc tích tụ, tập trung đất đai, hình thành vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng khoa học - kỹ thuật và sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao...
Phát triển mô hình trồng cây ăn quả tại xã Xuân Hồng. Ảnh: Lê Ngọc
Để khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, huyện Thọ Xuân đã tích cực tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp, HTX, người dân thực hiện tích tụ, tập trung. Từ đó, căn cứ vào điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng, huyện đã định hướng cho các xã, thị trấn hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh cây trồng, như: vùng mía nguyên liệu, với diện tích từ 1.500 đến 2.000 ha; vùng trồng cây ăn quả tập trung, với diện tích 360 ha; vùng sản xuất rau an toàn tập trung 11,8 ha;... đồng thời, xây dựng và duy trì thực hiện được 16 cánh đồng mẫu lớn liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống, lúa thương phẩm, với diện tích 1.200 ha/năm. Bên cạnh đó, huyện hỗ trợ, định hướng cho người dân thực hiện chuyển đổi hơn 2.700 ha đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng có năng suất, chất lượng cao, như: ngô, mía, rau màu các loại, cây ăn quả... Hiệu quả kinh tế của các cây trồng sau chuyển đổi tăng gấp 2 đến 3 lần trồng lúa.
Xác định ứng dụng khoa học - kỹ thuật là hướng đi tất yếu cả trước mắt và lâu dài, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, huyện Thọ Xuân đã tích cực thực hiện chuyển giao các quy trình canh tác tiên tiến, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, đầu tư lắp đặt hệ thống tưới tự động, tiết kiệm nước trong sản xuất cây ăn quả, mía... Đến nay, huyện đã phát triển được 21 trang trại trồng trọt ứng dụng công nghệ cao, như: sản xuất hoa, rau, quả trong nhà màng, nhà lưới theo công nghệ Israel, doanh thu của các trang trại từ 1 đến 3 tỷ đồng/năm... Hiện, toàn huyện đã thu hút được 92 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; trong đó, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư để thực hiện các dự án lớn, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại của châu Âu, Israel và các nước phát triển... Một số chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm đã và đang hình thành, phát triển bền vững, như: cây mía nguyên liệu, giống lúa thuần chất lượng cao, ngô dày, cỏ làm thức ăn chăn nuôi... và các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, như: ớt, ngô ngọt, khoai tây, bí,... với diện tích 500 - 700 ha/năm. Đi đôi với đó, huyện quan tâm đầu tư, cải tạo, nâng cấp hạ tầng thiết yếu các vùng sản xuất nông nghiệp, với hệ thống kênh tưới dài 740,89 km, diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động đạt 91%; hệ thống giao thông nội đồng có chiều dài 719,17 km và đã bê tông hóa được 610,87 km...
Trong chăn nuôi, huyện khuyến khích người dân phát triển theo hướng tập trung, quy mô vừa và lớn, ứng dụng công nghệ cao, trong đó, tập trung phát triển các sản phẩm có lợi thế như lợn hướng nạc, gà lông màu... Các trang trại đã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, như: ứng dụng công nghệ chuồng kín, máng ăn, uống tự động, đệm lót sinh học, sử dụng công nghệ xử lý chất thải,... thực hiện công nghệ truyền tinh nhân tạo để tạo các sản phẩm có năng suất cũng như chất lượng cao, như: bò lai sind, Brahman, bò Úc, trâu Mura... Bên cạnh đó, thực hiện các giải pháp thu hút doanh nghiệp và bước đầu đã hình thành liên kết chuỗi chăn nuôi bò sữa của Công ty TNHH Bò sữa Vinamilk; sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm sạch theo chuỗi của Công ty CP Nông sản Phú Gia.
Ông Lê Thọ Cường, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thọ Xuân, cho biết: Huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, để sản xuất quy mô lớn trong năm 2021 đạt 970 ha trở lên. Chú trọng tạo điều kiện thuận lợi, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhất là liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm lúa gạo, rau, củ, quả an toàn... Tiếp thu và chuyển giao, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, như: công nghệ sinh học, cơ giới hóa đồng bộ, sử dụng thiết bị bay để phun thuốc bảo vệ thực vật... Ưu tiên đầu tư phát triển nhóm sản phẩm có lợi thế, như: lúa, gạo, rau, củ, quả an toàn, cây ăn quả, gà thịt lông màu, lợn... Trong lĩnh vực chăn nuôi, khuyến khích, hỗ trợ người dân đầu tư xây dựng chuồng trại, phấn đấu có 95% các trang trại chăn nuôi gà áp dụng quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP, an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh; 85% các trang trại ứng dụng khoa học công nghệ để xử lý chất thải trong chăn nuôi, sử dụng đệm lót sinh học, chế phẩm men vi sinh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; 90% các trang trại chăn nuôi lợn quy mô chuồng kín hiện đại, ứng dụng công nghệ ELISA, PCR.
Lê Ngọc
{name} - {time}
-
5 giờ trước
Chính sách thuế quan mới của Mỹ có thể ảnh hưởng 7,5% GDP Việt Nam
-
8 giờ trước
Hướng đến nền nông nghiệp xanh
-
10:14 21/08/2021
Nhân rộng mô hình kinh tế nông nghiệp ở huyện Như Xuân
Tổng kho xăng, dầu đầu tiên đấu nối thành công đường dẫn với Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn
1.014 ha lúa bị nhiễm bệnh khô vằn
Thị xã Nghi Sơn tháo gỡ khó khăn trong xây dựng nông thôn mới
Thủy điện Trung Sơn chủ động giải pháp bảo vệ an toàn hành lang thoát lũ
Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế ở khu vực miền núi
Tập huấn công tác kiểm tra giám sát mua bán điện năm 2021
Không ngừng khai mở, bồi đắp, Sun Group tạo ra những hệ sinh thái quy mô bậc nhất Việt Nam
Khai thác lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội ở xã Hợp Tiến
Xã Ngọc Liên duy trì, nâng cao các tiêu chí nông thôn mới nâng cao
Địa phương
Thời tiết
- 20°C - 27°CCó mây, không mưa
- 21°C - 27°CCó mây, không mưa