Để thị trường trở nên minh bạch, an toàn hơn
Rất nhiều hàng giả, hàng lậu, hàng kém phẩm cấp được phát hiện trong thời gian qua. Sau mỗi vụ việc như thế nhiều người bức xúc lên án người cung cấp, phân phối là vô lương. Đúng thôi, nhưng đã công bằng, đầy đủ chưa?
Thị trường không xuất phát từ một phía. Có nhu cầu thì sẽ có nguồn cung. Bên cạnh số người tiêu dùng thiếu kiến thức hoặc dư thừa niềm tin dẫn đến dễ dàng tiêu dùng những hàng hóa kém phẩm cấp, còn lại không ít người tiêu dùng đã chủ động với điều đó. Họ mong muốn tiêu dùng những hàng hóa có nhãn hiệu uy tín nhưng lại đòi hỏi giá rẻ. Một bộ phận thì đặt niềm tin quá cao vào những mặt hàng được quảng cáo là hàng xách tay, hàng nội địa có rất nhiều trên thị trường mà chưa bao giờ đặt câu hỏi là tại sao lại có thể tiếp cận với những mặt hàng ấy dễ đến thế.
Nói cách khác, thói quen thiếu dùng một cách dễ dãi của một bộ phận người tiêu dùng đã tiếp tay cho nhiều mặt hàng không đảm bảo chất lượng, không đúng với giá trị đồng tiền khách hàng bỏ ra xâm nhập vào nhiều gia đình. Thói quen tiêu dùng ấy làm cho thị trường phức tạp hơn, lực lượng chức năng vất vả hơn rất nhiều.
Từng có nhiều lời kêu gọi từ cơ quan chức năng với mục đích đánh thức cảm quan của người tiêu dùng như là “Hãy trở thành người tiêu dùng thông thái”, mới đây là “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới”.
Chúng ta cảm nhận được mỹ vị ngôn ngữ trong những slogan về tiêu dùng ấy, nhưng lại có cảm giác là sự tiếp nhận của người tiêu dùng rất hạn chế. Một khi người tiêu dùng còn bước vào chợ bằng tâm thế của một người tiêu dùng cùng lúc đòi hỏi phải hội tụ được cả 3 yếu tố là: “Ngon, bổ, rẻ”, thì chắc chắn họ sẽ không bao giờ đạt được. Từ xưa ông bà ta đã đúc kết một câu rất hay về thị trường đó là: Tiền nào vải ấy. Người tiêu dùng duy ý chí sẽ càng tạo điều kiện cho gian thương đục nước thả hàng giả, hàng kém chất lượng.
Năm nào cũng thế, chúng ta có một tháng cao điểm để bảo vệ quyền của người tiêu dùng, đó là tháng 3, trong đó ngày 15/3 đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chọn là Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam. Năm 2024, các hoạt động hưởng ứng Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam tập trung tổ chức trong tháng 3 - tháng cao điểm, và kéo dài trong cả năm 2024 với chủ đề: “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn”. Với chủ đề này, Bộ Công Thương mong muốn từng bước đưa Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam thành điểm nhấn quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính; đồng thời bảo đảm các quyền cơ bản của người tiêu dùng, đặc biệt là quyền được tiếp cận thông tin một cách minh bạch, an toàn.
Tuy nhiên, để điều đó trở thành hiện thực, bên cạnh việc tôn trọng, nghiêm túc chấp hành quy định minh bạch về thông tin từ nhà cung cấp, đòi hỏi cao hơn đó là sự an toàn trong tiêu dùng. Người tiêu dùng phải đặt vấn đề an toàn về sức khỏe, an toàn về thông tin, an toàn pháp lý lên trên hết khi tiếp cận hàng hóa. Không vì mong muốn tiêu dùng cá nhân mà làm cho thị trường trở nên mất an toàn.
Lam Vũ
{name} - {time}
-
2024-11-28 15:28:00
Ngân hàng bị phạt tới 500 triệu đồng nếu ép khách mua bảo hiểm
-
2024-11-28 15:20:00
Nhiều đường bay đã ‘cháy’ vé trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
-
2024-03-10 11:30:00
Bản tin tài chính 10/3/2024: Chuỗi ngày tăng kỷ lục, mua vàng lãi đậm
Công nhận 10 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
Hội LHPN Lang Chánh hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế
Cẩm Thủy chủ động nguồn nước tưới phục vụ cây trồng vụ chiêm xuân
Chú trọng phát triển nguyên liệu phục vụ chế biến
Doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tăng cường tìm kiếm đơn hàng
Sản xuất công nghiệp nỗ lực duy trì đà tăng trưởng
Bản tin tài chính 9/3/2024: Vàng tiếp tục đà tăng, chờ kỷ lục mới
Nỗ lực giải phóng mặt bằng để Dự án 500kV mạch 3 về đích
Gần 1.800 học sinh huyện Cẩm Thủy được truyền thông giáo dục tài chính