(Baothanhhoa.vn) - Nếu như trước đây, việc lựa chọn học nghề chỉ là giải pháp tình thế của nhiều học sinh. Thì những năm gần đây, khi thực trạng “thừa thầy, thiếu thợ” đang diễn ra phổ biến, thì học nghề lại trở thành xu hướng được nhiều bạn trẻ lựa chọn.

Khi học nghề không còn là lựa chọn “bất đắc dĩ”

Nếu như trước đây, việc lựa chọn học nghề chỉ là giải pháp tình thế của nhiều học sinh. Thì những năm gần đây, khi thực trạng “thừa thầy, thiếu thợ” đang diễn ra phổ biến, thì học nghề lại trở thành xu hướng được nhiều bạn trẻ lựa chọn.

Khi học nghề không còn là lựa chọn “bất đắc dĩ”Học sinh Trường Trung cấp nghề Nga Sơn trong giờ học lý thuyết.

Thầy giáo Nguyễn Văn Mạnh, Phó hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Nga Sơn, chia sẻ: Vài năm trở lại đây, thay vì lựa chọn vào đại học, nhiều gia đình đã định hướng cho con em mình theo con đường học nghề. Chương trình học nghề có khá nhiều ưu điểm nổi bật, đó là con đường học tập rút ngắn, khi ra trường dễ xin việc làm hơn. Do đó, số học sinh đăng ký vào học tại trường ngày càng tăng. Hiện tại, toàn trường đang có 640 học sinh theo học trung cấp nghề. Số học sinh đang học văn hóa kết hợp với học nghề là 910 em. Đây chính là cơ hội để nhà trường mở rộng về quy mô trường, lớp học. Tuy nhiên, cũng đặt ra yêu cầu là phải đổi mới phương thức đào tạo để nâng cao chất lượng dạy nghề, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Bởi vậy, thời gian qua cùng với việc mở nhiều ngành nghề đào tạo mà thị trường đang có nhu cầu tuyển dụng cao như: điện dân dụng, may thời trang, hàn, nghiệp vụ nhà hàng, kỹ thuật chế biến món ăn... thì nhà trường đã không ngừng quan tâm đầu tư trang thiết bị đào tạo hiện đại, chú trọng ứng dụng khoa học - công nghệ vào giảng dạy và thực hành, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy theo phương pháp mới. Đồng thời, tăng cường kết nối với các đơn vị tuyển dụng, các doanh nghiệp ở cả trong và ngoài tỉnh để tăng cơ hội tìm kiếm việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp. Đến nay, có tới 95% học sinh sau khi tốt nghiệp có công việc đúng với ngành đã học.

Em Mai Sỹ Ngọc, học sinh đang theo học nghề điện công nghiệp tại Trường Trung cấp nghề Nga Sơn, cho biết: "Em nghĩ rằng, học đại học không phải là con đường duy nhất để lập thân lập nghiệp, mà mình nên chọn hướng đi phù hợp với bản thân và điều kiện gia đình. Bởi vậy, sau khi tốt nghiệp THPT, em đã lựa chọn học ngành điện công nghiệp. Trong thời gian học ở đây, nhà trường đã liên kết đưa học sinh đi thực tập ở một số doanh nghiệp trong tỉnh, phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức các phiên giao dịch tư vấn, giới thiệu việc làm. Bởi vậy chúng em có cơ hội được tiếp cận thị trường lao động và cũng dễ dàng tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp sau khi ra trường".

Tại Trường Trung cấp nghề thương mại du lịch Thanh Hóa, thầy giáo Lương Văn Sinh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: "Trên thực tế, xu hướng học nghề hiện nay đang được xem là con đường lập nghiệp nhanh nhất. Bởi vậy, số học sinh đăng ký vào học tại trường ngày càng đông. Để đảm bảo đầu ra cho học sinh, những năm qua, nhà trường chủ yếu đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp với các ngành nghề đào tạo, như: kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ nhà hàng khách sạn... Đồng thời, hướng đến việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, nhà trường đã tích cực đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận thực tiễn, phù hợp với điều kiện thực tế phát triển kinh tế - xã hội...".

Để thay đổi nhận thức của học sinh đối với việc học nghề, những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo Thanh Hóa cũng đã có nhiều giải pháp trong việc thực hiện các chương trình tư vấn, hướng nghiệp, phân luồng cho học sinh phổ thông thông qua nhiều hoạt động như: lồng ghép qua các môn học trên lớp, các tiết sinh hoạt lớp; phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa tổ chức ngày hội tư vấn, hướng nghiệp có sự phối hợp giữa nhà trường, doanh nghiệp, chuyên gia để vấn hướng nghiệp, từ đó góp phần tạo sự chuyển biến trong nhận thức của học sinh, gia đình, xã hội đối với việc chọn nghề; đẩy mạnh tuyên truyền để học sinh được tiếp cận thông tin về các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các chính sách ưu đãi học nghề, xu hướng thị trường lao động, nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của địa phương và cả nước... Từ các hoạt động đó, giúp học sinh có lựa chọn đúng đắn về ngành nghề phù hợp với năng lực, sở trường và nhu cầu lao động của địa phương.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]