Hội nghị Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa không đạt kết quả
Liên hợp quốc từng kỳ vọng các đàm phán sẽ thông qua một quyết định mạnh mẽ có thể đảo ngược một trong những thảm họa môi trường dai dẳng và có sức tàn phá lớn nhất - đó là hạn hán.
Đập El-Haouareb ở gần Kairouan, cách thủ đô Tunis của Tunisia 160km về phía nam, khô cạn do hạn hán. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Sau 12 ngày làm việc tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, Hội nghị lần thứ 16 các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa (COP16) đã kết thúc sáng 14/12 mà không đạt kết quả, dù rằng thời gian đàm phán đã kéo dài 1 ngày so với kế hoạch.
Phát biểu tại phiên họp toàn thể lúc rạng sáng 14/12, Thư ký điều hành Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD), ông Ibrahim Thiaw, cho biết các bên cần thêm thời gian để nhất trí được về giải pháp tốt nhất trong thời gian tới.
Trước khi đàm phán diễn ra, ông Thiaw đã từng kỳ vọng các đàm phán sẽ thông qua một quyết định mạnh mẽ có thể đảo ngược một trong những thảm họa môi trường dai dẳng và có sức tàn phá lớn nhất - đó là hạn hán.
Thông cáo báo chí ngày 14/12 cho biết các thành viên UNCCD (gồm 196 quốc gia cùng Liên minh châu Âu EU) đã “đạt được tiến triển đáng kể trong việc đặt nền móng cho cơ chế chống hạn hán toàn cầu trong tương lai,” và dự định sẽ hoàn tất cơ chế này tại COP 17 diễn ra ở Mông Cổ năm 2026. Trong khi đó, một thông báo không chính thức được đăng trên mạng cho biết các bên sẽ tiếp tục đàm phán dựa trên những tiến triển đạt được tại Riyadh.
Hội nghị COP16 tại Riyadh có chủ đề "Đất đai của chúng ta. Tương lai của chúng ta," đánh dấu kỷ niệm 30 năm của Công ước UNCCD. Đây là hội nghị tập trung vào đất đai lớn nhất của Liên hợp quốc cho đến nay, và cũng là hội nghị COP đầu tiên của UNCCD diễn ra tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi.
Nội dung thảo luân tại hội nghị tập trung vào các hành động tập thể để đẩy nhanh các nỗ lực phục hồi đất, tăng cường khả năng phục hồi trước hạn hán và bão cát, phục hồi sức khỏe đất và mở rộng quy mô sản xuất lương thực tích cực với thiên nhiên vào năm 2030 và sau đó.
Theo một báo cáo của Liên hợp quốc công bố trước thềm hội nghị, Biến đổi Khí hậu đang gây ra những đợt hạn hán ngày càng nghiêm trọng và kéo dài, kết hợp với nhu cầu lương thực tăng cao của dân số đang đẩy thế giới đến bờ vực khủng hoảng. Diện tích đất bị suy thoái trên toàn cầu hiện đã lên tới 15 triệu km2, lớn hơn cả Nam Cực, và đang tăng thêm khoảng 1 triệu km2 mỗi năm.
Theo tính toán, đất đai suy thoái sẽ cản trở các nỗ lực hạn chế phát thải khí nhà kính và bảo vệ đa dạng sinh học. Ngành nông nghiệp hiện chiếm 23% tổng lượng khí nhà kính, 80% nạn phá rừng và 70% lượng nước ngọt sử dụng.
Với dân số ngày càng tăng, nhu cầu về lương thực, nước sạch và tài nguyên thiên nhiên ngày càng lớn, nếu không có hành động quyết liệt để bảo vệ đất đai thì con người sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng như mất an ninh lương thực, di cư hàng loạt và xung đột.
Để đảo ngược tình trạng này và ngăn chặn sa mạc hóa, báo cáo ước tính thế giới cần khoản đầu tư khổng lồ lên tới 2.600 tỷ USD vào trước năm 2030./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-19 06:26:00
Dự báo thời tiết Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
-
2025-01-19 06:12:00
Dự báo thời tiết 19/1: Bắc Bộ và Thanh Hóa sáng sớm có sương mù, trời rét
-
2024-12-15 11:50:00
Tháng 1 và 2/2025 sẽ xuất hiện nhiều đợt rét đậm, rét hại kèm sương muối, băng giá
[Video] Dự báo thời tiết ngày 15/12
[Video] Dự báo thời tiết ngày 14/12
Thẩm định Bộ Chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường các địa phương năm 2023
Yên Định tăng cường xử lý chất thải rắn
Năm 2025 được dự đoán sẽ là 1 trong 3 năm có thời tiết nóng nhất
Dự báo thời tiết ngày 13/12: Thanh Hóa tiếp tục chịu ảnh hưởng của không khí lạnh
Tổ chức Khí tượng Thế giới dự báo mức độ ảnh hưởng của La Nina
Dự báo thời tiết 12/12: Ảnh hưởng không khí lạnh, trời rét kèm mưa nhỏ
Không khí lạnh di chuyển xuống Trung Bộ, trời rét