Hoằng Hóa nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động văn hóa
Xác định “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước”, huyện Hoằng Hóa đã quan tâm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa. Trong đó, chú trọng đầu tư, hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa từ huyện đến cơ sở, đồng thời quan tâm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Lễ hội Kỳ Phúc làng Phú Khê (xã Hoằng Phú) với các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, thu hút đông đảo Nhân dân tham gia.
Là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với 93 di tích lịch sử, văn hóa và kiến trúc nghệ thuật đã được xếp hạng, những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích trên địa bàn huyện được quan tâm đẩy mạnh. Các di tích lịch sử, văn hóa như: đền thờ Tô Hiến Thành, đền thờ tướng quân Lê Phụng Hiểu, đền thờ tướng quân Cao Bá Điển, đền thờ Thái Bảo Thọ Quận công Cao Tư, khu văn hóa tâm linh Hòn Bò - Lạch Trường... đã được trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị, trở thành điểm đến văn hóa tâm linh hấp dẫn của đông đảo Nhân dân và du khách.
Cùng với đó, việc phát huy giá trị lễ hội truyền thống và phục dựng các loại hình di sản văn hóa phi vật thể như: tuồng cổ, chèo, ca trù, trống hội,... cũng từng bước được thực hiện có hiệu quả. Đến nay, một số lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện được duy trì thường xuyên như: lễ hội Kỳ Phúc làng Phú Khê (xã Hoằng Phú); lễ hội đền thờ Tô Hiến Thành (xã Hoằng Tiến); lễ hội Cầu Ngư (xã Hoằng Trường); lễ hội Phủ Vàng (xã Hoằng Xuân)... Hoằng Hóa cũng chính là vùng đất với đa dạng trò chơi, trò diễn dân gian như: vật truyền thống (các xã Hoằng Lưu, Hoằng Phong); đua thuyền (xã Hoằng Đạt); trống hội (xã Hoằng Phú); múa đội đèn (xã Hoằng Trạch); múa Sanh Ngô (xã Hoằng Thắng); vật cù (xã Hoằng Hà); bắt chạch trong chum (xã Hoằng Sơn)... Tất cả đã tạo nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Trong số đó, xã Hoằng Phú là địa phương nổi tiếng với lễ hội Kỳ phúc làng Phú Khê (từ ngày 16 - 20/2 âm lịch). Đây là một trong những lễ hội truyền thống còn lưu giữ nét đặc trưng, tiêu biểu của văn hóa làng, xã. Phần lễ bao gồm các hoạt động chính là rước cỗ, tế lễ. Trong không gian văn hóa của hội làng còn diễn ra sôi nổi với các trò chơi, trò diễn thi sức, đua tài như: kéo co, nấu cơm thi, bịt mắt bắt vịt... và các hoạt động văn hóa, văn nghệ (VHVN) hấp dẫn.
Công chức văn hóa - xã hội xã Hoằng Phúc Lê Thị Thúy cho biết: “Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động văn hóa đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là khi xã hội ngày càng phát triển. Chính vì vậy, cùng với triển khai, thực hiện có hiệu quả 5 nội dung, 7 phong trào thuộc phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xã Hoằng Phú luôn quan tâm tổ chức có hiệu quả các hoạt động VHVN, thể dục thể thao (TDTT) và lễ hội truyền thống. Thông qua các hoạt động giúp người dân nâng cao tinh thần cố kết cộng đồng, cùng nhau hăng hái thi đua lao động sản xuất, xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh. Đến nay, toàn xã có 96% gia đình văn hóa và 100% khu dân cư văn hóa”.
Tại thị trấn Bút Sơn, việc phát triển các tổ, đội, câu lạc bộ (CLB) VHVN, TDTT được đặc biệt quan tâm, góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của người dân. Hiện thị trấn có 15/15 tổ dân phố có tổ, đội VHVN và 3 CLB nghệ thuật truyền thống (gồm: CLB VHVN tổ dân phố Đạo Sơn, CLB chèo phố Đức Sơn và CLB dân gian thị trấn Bút Sơn).
Công chức văn hóa - xã hội thị trấn Bút Sơn Phạm Thị Hương cho biết: “Để nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thị trấn thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu VHVN, tạo điều kiện để các tổ, đội giao lưu, đồng thời đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân. Năm 2024, thị trấn Bút Sơn có 91,2% gia đình văn hóa, 100% khu dân cư văn hóa và 7/15 tổ dân phố kiểu mẫu”.
Một trong những cách làm hiệu quả được huyện Hoằng Hóa triển khai nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động văn hóa đó là tập trung đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ huyện đến cơ sở; khuyến khích các địa phương, đơn vị đổi mới và đa dạng cách thức tổ chức các hoạt động văn hóa; tích cực thành lập các CLB VHVN, TDTT nhằm thu hút đông đảo người dân tích cực tham gia luyện tập... Đến nay, toàn huyện có 239/243 nhà văn hóa thôn, tổ dân phố; 195/243 khu thể thao thôn đảm bảo theo tiêu chuẩn; 365 sân cầu lông; 190 sân bóng chuyền; 35 sân bóng rổ (tại các trường học); 80 bàn bóng bàn; 280 sân chơi, bãi tập, khu vui chơi, giải trí và hoạt động TDTT cho thanh, thiếu niên.
Trưởng Phòng Nghiệp vụ, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch (VH,TT,TT&DL) huyện Hoằng Hóa Lê Thị Nga cho biết: “Việc tổ chức tốt các hoạt động văn hóa góp phần phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp Nhân dân. Để các hoạt động văn hóa ngày càng hiệu quả, chất lượng, Trung tâm VH,TT,TT&DL đã phân công cán bộ phòng nghiệp vụ phụ trách địa bàn các xã, thị trấn cụ thể, hướng dẫn tổ chức các hoạt động VHVN, TDTT. Cùng với đó, quan tâm tổ chức các chương trình tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa cơ sở, đáp ứng yêu cầu công việc”.
Với việc triển khai, thực hiện nhiều giải pháp thiết thực, đến nay huyện Hoằng Hóa là một trong những “điểm sáng” của tỉnh trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa, góp phần nâng mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần của Nhân dân. Qua đó gắn kết tinh thần đoàn kết trong Nhân dân; động viên người dân cùng chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Bài và ảnh: Hoài Anh
{name} - {time}
-
2024-11-20 15:07:00
Dưới chân núi Chiếu Bạch
-
2024-11-20 13:01:00
“Tiếng gọi của khoảng trống” – viết như nội tâm hóa sự tham dự văn hóa
-
2024-11-19 09:31:00
Mỗi đêm hai show bắn pháo hoa, Phú Quốc ngày càng chơi lớn
Thanh Hóa giành thành tích cao tại Hội diễn nghệ thuật quần chúng “Hội tụ sông Hồng"
Huy động sức dân trong xây dựng thiết chế văn hóa ở Thọ Xuân
Kỳ Duyên dừng chân ở Top 30 Miss Universe 2024
[Podcast] Truyện ngắn: Lớp học của tình yêu thương
Trưng bày và giới thiệu cuốn sách “Danh nhân văn hóa Đào Duy Từ”
“Gặp lại người đã chết” giành Huy chương Bạc tại Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024
Bảo tồn nhà sàn truyền thống gắn với phát triển du lịch Thác Mây
Cộng đồng trách nhiệm bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử - văn hóa
[E-Magazine] - Chênh chao mùi hoa sữa