Hiệu quả ứng dụng mã QR hỗ trợ truy xuất nguồn gốc
Ứng dụng quét mã QR hỗ trợ truy xuất nguồn gốc đang trở thành xu hướng tiêu dùng thông minh của nhiều người dân trong tỉnh. Chính nhờ sự hỗ trợ của các ứng dụng tích hợp tính năng này, người tiêu dùng dễ dàng nắm bắt các thông tin về sản phẩm, hàng hóa một cách xác thực.
Quét mã QR trong truy xuất nguồn gốc đã trở nên phổ biến và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn khi tìm hiểu thông tin về sản phẩm. (Ảnh minh họa)
Mỗi lần đi siêu thị, bà Hoàng Thị Hà, phường Đông Hương (TP Thanh Hóa) đều có thói quen tìm hiểu kỹ thông tin về sản phẩm trước khi quyết định chọn mua. Thay vì đọc một số thông tin cơ bản về hạn sử dụng, giá tiền, bà Hà sử dụng điện thoại thông minh để quét mã QR được in ngoài bao bì. Bà Hà cho biết: Sau khi được con gái hướng dẫn tôi mới biết chỉ cần quét mã QR là có thể biết được nguồn gốc hộp cà chua này, chẳng hạn như loại giống được sử dụng là gì, cách chăm sóc, những loại phân bón nào được sử dụng trong quá trình nuôi trồng đến cả việc đóng gói, vận chuyển, hạn sử dụng... cho nên tôi rất yên tâm để chọn mua và sử dụng cho gia đình".
Trước đây khi mua bất kỳ sản phẩm nào, chị Lê Nga, thị trấn Tân Phong (Quảng Xương) thường phải lên website tìm kiếm thông tin về sản phẩm đó trước, tuy nhiên khi ngày càng nhiều doanh nghiệp đưa vào sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc, những sản phẩm do họ sản xuất thì việc tìm hiểu thông tin dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều. “Trước đây tôi chỉ thấy các mặt hàng thực phẩm tươi sống mới có mã QR, từ khoảng 1 năm trở lại đây, hầu hết các sản phẩm của các công ty, doanh nghiệp đều có mã QR để người dùng kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ, giúp người tiêu dùng yên tâm hơn khi lựa chọn”, chị Nga cho biết.
Ứng dụng quét mã QR truy xuất nguồn gốc sản phẩm là dạng mã vạch hai chiều, được đọc bởi smartphone có chức năng chụp ảnh, kết nối mạng. Sau mỗi thao tác quét, hệ thống tự động sẽ thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm cho người tiêu dùng, bao gồm nơi sản xuất, nhà sản xuất, phân phối hoặc đơn vị kinh doanh sản phẩm. Người tiêu dùng còn nắm bắt thêm về giá bán, điểm bán, công dụng, thành phần... của sản phẩm. Việc thực hiện thao tác quét mã QR khá đơn giản, dễ sử dụng; kể cả những người không am hiểu về công nghệ thông tin cũng có thể dễ dàng làm được... Cũng từ nhu cầu thực tế này, vài năm trở lại đây giải pháp về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa đã được rất nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất quan tâm và đưa vào sử dụng. Phổ biến nhất là ở các sản phẩm như hoa quả, thực phẩm, hàng tiêu dùng... Hàng hóa có dán mã QR thường nhận được sự quan tâm, chọn mua của nhiều người tiêu dùng hơn. Bởi bên cạnh giá cả, mẫu mã bên ngoài, nhiều người đã để ý hơn đến nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn, chất lượng; thông tin về nguyên liệu, quy trình vận chuyển, nhà phân phối, cửa hàng...
Có thể thấy, việc truy xuất nguồn gốc thông qua mã hóa thông tin sản phẩm là việc làm rất cần thiết cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp, đem lại niềm tin cho khách hàng. Đối với các doanh nghiệp, việc áp dụng quét mã QR giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và nhân lực cho việc truy xuất nguồn gốc, cũng như nâng cao uy tín và thương hiệu của sản phẩm; với người tiêu dùng, sẽ ý thức hơn việc sử dụng sản phẩm có nguồn gốc minh bạch, hạn chế tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng. Đối với các cơ quan quản lý, việc giám sát và kiểm soát được nguồn gốc của các sản phẩm, cũng như phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm hoặc gian lận sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, để triển khai rộng rãi và hiệu quả công nghệ này, cần có sự phối hợp đồng bộ của các ban, sở, ngành liên quan, cũng như có những chính sách và quy định phù hợp để khuyến khích và hỗ trợ việc áp dụng quét mã QR trong truy xuất nguồn gốc.
Bài và ảnh: Trần Hằng
{name} - {time}
-
2024-12-13 16:06:00
Điện lực Thạch Thành phát động ký cam kết an toàn lao động
-
2024-12-13 15:47:00
Tiếp tục định hướng phát triển năng lượng tái tạo
-
2024-01-31 09:57:00
Số hóa toàn diện và tối ưu trải nghiệm khách hàng
Ban hành chương trình tổng thể thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024
Đưa công nghiệp chế biến, chế tạo phát triển nhanh và bền vững
Doanh nghiệp sau “bão dịch” (Bài cuối): Cuộc “cách mạng” làm mới chính mình
Bản tin tài chính sáng 30/1/2024: Giá vàng và USD đi lên, dầu giảm
Trải nghiệm không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP tại quảng trường Lam Sơn
Đánh thức một vùng núi hoang
Doanh nghiệp sau “bão dịch” (Bài 2): “Miếng bánh” chính sách khó cầm
Tăng cường tiết kiệm chi ngân sách nhà nước năm 2024
Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh