(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, phong trào xây dựng thôn, làng, tổ dân phố văn hóa trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào chiều sâu và chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân.

Hiệu quả từ phong trào xây dựng thôn, làng, tổ dân phố văn hóa

Những năm qua, phong trào xây dựng thôn, làng, tổ dân phố văn hóa trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào chiều sâu và chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân.

Hiệu quả từ phong trào xây dựng thôn, làng, tổ dân phố văn hóaTiết mục văn nghệ của đồng bào dân tộc Mường tại lớp tập huấn “Phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Mường” năm 2023 tại huyện Thạch Thành.

Liên tục nhiều năm liền giữ vững danh hiệu thôn văn hóa, những năm qua cán bộ và Nhân dân thôn Ngọc Trạo, xã Ngọc Trạo (Thạch Thành) luôn giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương và trở thành một trong những điểm sáng trong thực hiện phong trào xây dựng thôn văn hóa. Để phong trào đi vào cuộc sống, ban công tác mặt trận thôn đã xây dựng chương trình công tác cụ thể, triển khai đầy đủ các nội dung đến từng người dân, trong đó cán bộ, đảng viên luôn là hạt nhân của phong trào. Là thôn có 50% đồng bào dân tộc Mường sinh sống, bởi vậy thôn luôn quan tâm gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống. Đến nay, nhiều trò chơi dân gian vẫn còn được lưu giữ như đánh mảng, đẩy gậy, kéo co... Các phong trào văn hóa - thể thao ngày càng phát triển, làm gắn bó thêm tình làng, nghĩa xóm. Tỷ lệ gia đình văn hóa trong thôn luôn đạt 80% trở lên.

Bà Đỗ Thị Hạnh, cán bộ văn hóa xã cho biết: Để phong trào xây dựng thôn, làng, tổ dân phố văn hóa phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu, các cấp, ngành, đoàn thể trong xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền từng nội dung của phong trào để người dân nắm bắt và thực hiện. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị tích cực thực hiện hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng phong trào, trong đó tập trung vào nâng cao chất lượng đơn vị văn hóa, gia đình văn hóa và các hoạt động văn hóa - thể thao, thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang... Nhờ đó, 5/5 thôn của xã luôn đạt danh hiệu văn hóa. Tỷ lệ gia đình văn hóa hàng năm luôn đạt 83% trở lên.

Kết quả từ xã Ngọc Trạo có thể thấy rằng phong trào xây dựng thôn, làng, tổ dân phố văn hóa trên địa bàn huyện Thạch Thành đã được các cấp, ngành quan tâm, triển khai thực hiện. UBND huyện cũng đã ban hành Đề án “Nâng cao chất lượng thôn, khu phố văn hóa trên địa bàn huyện đến năm 2025” nhằm tập trung nguồn lực xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, các thiết chế văn hóa thôn, khu phố; nâng cao chất lượng phong trào xây dựng khu dân cư văn hóa. Đến nay, tại các thôn, khu phố đều xây dựng được hương ước, quy ước theo đúng quy chế dân chủ “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Nội dung các quy ước đều có sự kế thừa, chọn lọc những thuần phong mỹ tục, xóa bỏ hủ tục, phát triển các hoạt động văn hóa lành mạnh. Nhờ đó, Nhân dân đã tích cực hưởng ứng thực hiện, phát huy được tinh thần tương thân, tương ái, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, nâng cao ý thức tự quản cộng đồng; huy động mọi nguồn lực to lớn trong Nhân dân để xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, thiết chế văn hóa cộng đồng; duy trì và phát triển phong trào văn hóa- văn nghệ; bảo tồn phát huy các di sản văn hóa, thuần phong mỹ tục; ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tạo cơ sở vững chắc cho xây dựng nông thôn mới. Theo thống kê, năm 2022 toàn huyện có 161/199 thôn, khu phố được công nhận danh hiệu văn hóa, đạt tỷ lệ 81%.

Tại huyện Nông Cống, theo thống kê năm 2022 toàn huyện có 176/201 thôn, làng, tổ dân phố văn hóa, đạt tỷ lệ 87%. Phong trào xây dựng thôn văn hóa đã thổi luồng gió mới làm thay đổi bộ mặt đời sống - xã hội trên địa bàn huyện. Thể hiện rõ nét nhất là các công trình được xây dựng mới, nhiều tuyến đường được mở rộng, nhà văn hóa được xây dựng khang trang, hệ thống đèn chiếu sáng dọc hai bên các tuyến đường như tô điểm thêm cho bức tranh nông thôn ngày càng khởi sắc. Các phong trào văn hóa - thể thao nhờ đó cũng phát triển mạnh góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.

Có thể thấy rằng, phong trào xây dựng thôn, làng, tổ dân phố văn hóa đã mang lại sức sống mới, diện mạo mới cho nhiều làng quê trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê, năm 2022 toàn tỉnh ước có 3.311/4.357 thôn, bản, tổ dân phố được công nhận khu dân cư văn hóa, đạt tỷ lệ 76%. Để phong trào tiếp tục được triển khai rộng khắp, hiệu quả, thời gian tới các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền; tăng cường kiểm tra, giám sát; kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong phong trào. Đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao, tạo động lực cho Nhân dân phấn khởi thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, đấu tranh bài trừ tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống văn minh, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]