(Baothanhhoa.vn) - Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), TP Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho thành phố, cho tỉnh và đất nước.

Giữ vững vị trí top đầu về chất lượng giáo dục

Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), TP Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho thành phố, cho tỉnh và đất nước.

Giữ vững vị trí top đầu về chất lượng giáo dụcCác đồng chí lãnh đạo thành phố trao tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND thành phố cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW.

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, cấp ủy, chính quyền từ thành phố đến phường, xã đã triển khai thực hiện với quyết tâm cao. Thành phố đã ban hành các chương trình, kế hoạch, đề án thực hiện như: “Đổi mới GD&ĐT TP Thanh Hóa giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025”; “Dạy học song ngữ trong các nhà trường trên địa bàn TP Thanh Hóa giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025”, “Nâng cao chất lượng giáo dục Trường THCS Cù Chính Lan giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, “Sắp xếp mạng lưới các trường mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố đến năm 2025”, “Xây dựng trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2025”.

Trong các chương trình, kế hoạch, đề án triển khai, thành phố thực hiện đổi mới nội dung giáo dục theo hướng thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức, pháp luật, ý thức cộng đồng. Song song với phát triển phẩm chất, năng lực của người học, thành phố đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả GD&ĐT, bảo đảm trung thực, khách quan. Qua đó, giảm nhẹ áp lực và tạo điều kiện phát triển năng lực của học sinh; kết hợp một cách hợp lý giữa hình thức trắc nghiệm và tự luận, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành. Trong quá trình thực hiện, Ban Thường vụ Thành ủy TP Thanh Hóa đã chỉ đạo quyết liệt giải quyết các vấn đề bức xúc, các hiện tượng tiêu cực kéo dài trong ngành giáo dục như: tình trạng dạy thêm, học thêm, bạo lực học đường, sự quá tải trong tuyển sinh ở một số trường nội thành hoặc không đủ chỉ tiêu tuyển sinh ở một số trường nội, ngoại thành, mất đoàn kết nội bộ, qua đó làm lành mạnh hóa ngành GD&ĐT thành phố. Nhờ đó, 9/9 nội dung cốt lõi của GD&ĐT đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Nổi bật là chất lượng giáo dục đại trà đứng đầu toàn tỉnh. Để có được kết quả này, các nhà trường đã triển khai nhiều giải pháp để thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh một cách thực chất; tăng cường công tác giáo dục hướng nghiệp, giáo dục học sinh phát triển toàn diện.

Chất lượng giáo dục mũi nhọn từng bước được nâng lên, nằm trong tốp đầu cả tỉnh. Để bồi dưỡng học sinh giỏi, thành phố quan tâm xây dựng Trường THCS Trần Mai Ninh thành trường trọng điểm chất lượng cao, đồng thời thành lập đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 tại Trường THCS Trần Mai Ninh. Căn cứ khung chương trình của Sở GD&ĐT sẽ bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp với đặc thù từng bộ môn, đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, nâng cao chất lượng học sinh giỏi lớp 9 và tuyển sinh vào THPT Chuyên Lam Sơn và các trường THPT chất lượng cao. Kết quả hằng năm, đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh của thành phố luôn nằm trong tốp đầu cả tỉnh; tỷ lệ học sinh thành phố thi đậu vào Trường THPT Chuyên Lam Sơn đạt trên 60% tổng số học sinh trúng tuyển; tỷ lệ học sinh đậu các trường đại học, cao đẳng trung bình hằng năm đạt 87%.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tiếp tục được đầu tư theo hướng hiện đại, đạt chuẩn, cơ bản đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Hầu hết các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT đều có phòng học chức năng, phòng học bộ môn, được trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học. 100% các trường học có nhà vệ sinh; 100% các trường tiểu học, THCS, THPT có phòng máy vi tính. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia vượt kế hoạch đề ra. Hiện nay, thành phố có 131/157 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 82,91%. Trong đó, mầm non 54/63 trường (đạt 85,71%), tiểu học có 39/42 (đạt 92,85%), THCS 33/36 trường (đạt 91,7%), THPT 5/15 trường (đạt 33,3%).

Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý là yếu tố quan trọng để đổi mới GD&ĐT. Vì thế, Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo UBND thành phố thường xuyên kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ quản lý luôn bảo đảm tính kế thừa, gắn với từng đơn vị, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa đảm bảo tính ổn định lâu dài. Đội ngũ cán bộ quản lý dự nguồn được quan tâm đào tạo trên chuẩn về chuyên môn, đạt chuẩn về lý luận chính trị, nghiệp vụ quản lý giáo dục để bổ sung, thay thế khi có nhu cầu. Đội ngũ giáo viên thường xuyên được rà soát, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Công tác đánh giá, sắp xếp, bố trí đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được thực hiện liên tục nhằm phát huy năng lực, sở trường, kinh nghiệm của mỗi người để nâng cao trình độ, đáp ứng tốt hơn yêu cầu giảng dạy trong tình hình mới. Hiện nay, ngành giáo dục thành phố có 3.684 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. 100% cán bộ quản lý đạt chuẩn về chuyên môn và có trình độ lý luận chính trị. 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn.

Công tác nghiên cứu khoa học được thực hiện có chất lượng, nhiều đề tài, sáng kiến cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập được áp dụng và có giá trị thực tiễn, tích cực góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT. Trong 10 năm qua, toàn ngành giáo dục thành phố có 3.032 sáng kiến được xếp loại cấp thành phố, 4 sáng kiến được xếp loại cấp tỉnh, góp phần quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục.

Để sự nghiệp “trồng người” của thành phố đạt được các mục tiêu kỳ vọng, cả trước mắt và lâu dài, thành phố cần tiếp tục tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện chất lượng GD&ĐT theo tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TW, trong đó phấn đấu đưa chất lượng giáo dục mũi nhọn đứng đầu cả tỉnh.

Bài và ảnh: Tố Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]