Giới chuyên gia chỉ ra nguy cơ chiến tranh thế giới thứ ba
Các cuộc xung đột thời gian gần đây cho thấy xu hướng các nước ưu tiên sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn. Điều này dẫn đến nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới trong thế kỷ XXI hoàn toàn có thể xảy ra.
Bài học từ lịch sử
Theo Cố vấn Ủy ban Duma Quốc gia Nga Vitaly Krivtov cho rằng, nhiều sự kiện quan trọng diễn ra như dấu hiệu báo trước các cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thức hai, điển hình là: (1) Các cuộc tranh chấp lãnh thổ; (2) Nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và không ngừng hiện đại hóa công nghệ quân sự; (3) Khủng hoảng kinh tế; (4) Khủng hoảng ngoại giao; (5) Gia tăng các hoạt động của chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Những yếu tố này ảnh hưởng phần lớn đến sự phát triển của các cuộc xung đột toàn cầu, dù rằng luôn có những sự kiện cụ thể nào đó xảy ra vào đúng thời điểm như một ngọn lửa thổi bùng xung đột. Sự kiện gây ra Thế chiến thứ nhất là vụ ám sát người thừa kế của đế quốc Áo-Hung, Archduke Franz Ferdinand, vào năm 1914. Tuy nhiên, các nhà sử học nói rằng, Chiến tranh thế giới thứ nhất là đỉnh điểm của một chuỗi các sự kiện, kéo dài từ cuối những năm 1800. Các sự kiện dẫn đến chiến tranh bao gồm rất nhiều tính toán và hành động sai lầm dẫn đến những hậu quả không lường trước được.
Xét đến cục diện địa chính trị hiện nay, các yếu tố ảnh hưởng đến xung đột toàn cầu vẫn còn phù hợp vào năm 2024. Điều này đặc biệt đúng đối với các tranh chấp lãnh thổ và hiện đại hóa công nghệ quân sự, khi nhiều chuyên gia tin rằng, chiến tranh thế giới thứ ba đã diễn ra. Theo nhà chính trị học và triết học người Nga Alexander Dugin cho rằng, chiến tranh thế giới thứ ba “theo một nghĩa nào đó đang diễn ra”. Ông Dugin nhấn mạnh xu hướng phân cực hiện nay trên bàn cờ địa chính trị thế giới; trong đó, “Nga, đại diện cho một cực trong thế giới đa cực, đang có chiến tranh với phương Tây ở Ukraine”. Theo ông Dugin, cuộc chiến này không chỉ theo đuổi lợi ích của Nga, mà còn của các cực địa chính trị mới nổi, đặc biệt thời gian gần đây ý thức địa chính trị của một số quốc gia Hồi giáo phát triển nhanh chóng, như Ả-rập Xê-út, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Indonesia.
Theo George Hayes, chuyên gia của Đại học Anh-Mỹ ở Praha (Séc), nhấn mạnh, cộng đồng thế giới bị chia thành hai cực xung đột. “Nếu tính đến những xung đột cường độ thấp thì chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu. Cộng đồng thế giới bị chia thành hai cực, đang đấu tranh với nhau để giành quyền thay đổi trật tự thế giới”, trong một nhận định của chuyên gia George Hayes.
Các “điểm nóng” diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến tình hình địa chính trị toàn cầu
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine, bắt đầu vào tháng 2/2022, đã làm xấu đi nghiêm trọng mối quan hệ của Nga với Mỹ và các nước phương Tây khác. Hiện nay thế giới đang lo ngại về nguy cơ các bên sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột này. Tháng 6/2023, xuất hiện một đề xuất, trong đó kêu gọi Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky được tiếp cận vũ khí hạt nhân chiến thuật của NATO. Một năm trước đó, chính Tổng thống Zelensky đã yêu cầu NATO tiến hành các cuộc tấn công phòng ngừa nhằm vào Nga. Để răn đe, Nga đã triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ Belarus và mới đây, ngày 21/5/2024, Bộ Quốc phòng Nga đã triển khai giai đoạn đầu của cuộc tập trận lực lượng hạt nhân chiến thuật.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã lên tiếng về nguy cơ cuộc xung đột Nga-Ukraine có thể leo thang thành xung đột toàn cầu. Hai ngày sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, ông Biden nói rằng một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba có thể là một giải pháp thay thế cho việc áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.
Tại Trung Đông, cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas bùng phát sau khi Hamas tấn công Israsel bằng tên lửa vào tháng 10/2023. Hiện nay, cuộc xung đột này không còn được coi là mang tính địa phương nữa, mà có nguy cơ lan rộng ra toàn khu vực và thế giới. Ở cấp độ khu vực, việc các nhóm như Hezbollah (Lebanon), Houthi cùng các nhóm vũ trang được Iran hậu thuẫn ở Iraq, Syria tham gia vào xung đột đã đẩy tình hình Trung Đông “nóng” hơn bao giờ hết. Cuộc chiến cũng lôi léo những nhân tố bên ngoài can thiệp vào khu vực, đơn cử là các cuộc tấn công trả đũa lẫn nhau giữa Houthi và Mỹ, Anh, Pháp từ đầu năm 2024.
Ở cấp độ toàn cầu, trong bối cảnh thế giới vẫn còn đang ám ảnh bởi cú sốc đại dịch COVID-19, cuộc xung đột Nga-Ukraine tiếp tục rối ren, cuộc chiến Israel-Hamas đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế thế giới. Dễ nhận thấy cuộc chiến đã đẩy giá năng lượng lên cao, làm suy yếu thị trường tiền tệ và chứng khoán do tâm lý e ngại của các nhà đầu tư. Các cuộc tấn công của lực lượng Houthi (Yemen) vào tàu thuyền qua Biển Đỏ nhằm thể hiện sự ủng hộ với Hamas làm gián đoạn tuyến vận tải biển trong khu vực, đẩy chi phí vận tải lên cao.
Tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) leo thang, nhất là sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã đến thăm chính thức hòn đảo này vào tháng 8/2022. Gần đây, xung đột giữa hai nước bị đẩy lên một nấc thang mới liên quan đến cuộc tập trận “Liên hợp lợi kiếm 2024A”, có sự tham gia của hải quân, không quân, lục quân và lực lượng tên lửa của Trung Quốc. Ngày 25/5/2024, Văn phòng lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc) cho rằng, các động thái quân sự của Trung Quốc đã phá hoại hiện trạng hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan, và cũng “cấu thành sự khiêu khích trắng trợn đối với trật tự quốc tế”, theo hãng tin Reuters.
Vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên cũng đang có những dấu hiệu đáng lo ngại. Sau 2 năm nắm chính quyền, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã thực hiện nhiều điều chỉnh chiến lược so với chính quyền tiền nhiệm, trong đó có vấn đề Triều Tiên. Chính quyền Tổng thống Yoon đã kiên quyết bác bỏ việc ưu tiên hợp tác với Triều Tiên, vốn là nền tảng của chính phủ tiến bộ dưới thời người tiền nhiệm Moon Jae-in, đồng thời bắt tay vào cách tiếp cận ngày càng đối đầu với Bình Nhưỡng. Ở biên kia chiến tuyến, tại một cuộc họp của Đảng Lao động Triều Tiên vào đầu năm 2024, nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố việc thống nhất hòa bình với “ngoại bang Hàn Quốc” là không thể vì hai bên đã trở thành “hai quốc gia thù địch” và xung đột có thể “nổ ra bất cứ lúc nào”.
Các cuộc xung đột nổ ra tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, và được dự báo sẽ tiếp tục có những diễn biến mới, theo chiều hướng phức tạp hơn, gây ra thiệt hại nặng nề không chỉ cho các nước trực tiếp tham gia xung đột, mà còn tác động tiêu cực đến tình hình chính trị, an ninh, kinh tế thế giới. Bất cứ một hành động nào quá khích, vượt “giới hạn đỏ”, cũng có thể đẩy các cuộc xung đột leo thang thành cuộc chiến tranh toàn diện, với sự tham gia của nhiều lực lượng trong và ngoài khu vực. Khi đó, không loại trừ khả năng kịch bản Thế chiến thứ III có thể xảy ra. Vì vậy, ngừng các hành động quân sự khiêu khích, ngồi vào bàn đàm phán nhằm tìm kiếm giải pháp chính trị, chấm dứt các cuộc xung đột, kiến tạo một nền hòa bình, ổn định cho thế giới, là những vấn đề cần được cấp thiết giải quyết hiện nay.
Hùng Anh
{name} - {time}
-
2024-12-22 13:58:00
Chính phủ Mỹ tránh được nguy cơ đóng cửa trước dịp lễ Giáng sinh
-
2024-12-22 11:57:00
Albania “cấm cửa” TikTok ít nhất 1 năm
-
2024-05-28 14:29:00
Ba Lan công bố chi tiết chương trình tăng cường an ninh biên giới phía Đông
Iran khẳng định không thay đổi cách tiếp cận trong đàm phán hạt nhân
WHO hối thúc các quốc gia nhanh chóng ký kết thỏa thuận toàn cầu về đại dịch
Điểm nóng toàn cầu 28/5: Triều Tiên tuyên bố chấn động, Nhật-Hàn lập tức có động thái cực gắt
Anh triển khai tàu chiến hiện đại bậc nhất tới Biển Đỏ
EU phê chuẩn Đạo luật công nghiệp không phát thải
Israel chi 1,77 tỷ USD hỗ trợ người dân sơ tán chiến tranh ở miền Bắc
Hamas không tham gia đàm phán về ngừng bắn sau vụ tấn công tại Rafah
London đứng top 1 điểm đến thu hút nhân tài nhất thế giới 10 năm qua
Các nước Liên minh châu Âu tăng cường mua sắt, thép và nhôm của Nga