(Baothanhhoa.vn) - Trong bối cảnh thị trường lao động không ngừng biến đổi, giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đóng vai trò then chốt trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu doanh nghiệp vẫn là bài toán cần lời giải. Làm thế nào để GDNN thích ứng linh hoạt, nâng cao chất lượng đào tạo và kết nối chặt chẽ với thị trường lao động? Đây là vấn đề cấp thiết đặt ra cho cả nhà trường, doanh nghiệp và người học.

Giáo dục nghề nghiệp “loay hoay” giữa muôn vàn khó khăn (Bài cuối): Giáo dục nghề nghiệp và bài toán thích ứng với thị trường lao động

Trong bối cảnh thị trường lao động không ngừng biến đổi, giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đóng vai trò then chốt trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu doanh nghiệp vẫn là bài toán cần lời giải. Làm thế nào để GDNN thích ứng linh hoạt, nâng cao chất lượng đào tạo và kết nối chặt chẽ với thị trường lao động? Đây là vấn đề cấp thiết đặt ra cho cả nhà trường, doanh nghiệp và người học.

Giáo dục nghề nghiệp “loay hoay” giữa muôn vàn khó khăn (Bài cuối): Giáo dục nghề nghiệp và bài toán thích ứng với thị trường lao động

Đoàn cán bộ cấp cao tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào thăm và làm việc với Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa. Ảnh: PV

Liên kết đào tạo - xu hướng tất yếu

Nhận thức được tầm quan trọng của việc liên kết với doanh nghiệp, nhiều trường cao đẳng, trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh đã chủ động hợp tác với các công ty, tập đoàn lớn để đảm bảo chương trình đào tạo gắn với thực tế. Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa, ông Lê Hoằng Bá Huyền cho biết: “Nhà trường đã tăng cường hợp tác với doanh nghiệp theo hướng đôi bên cùng có lợi. Nghĩa là, thông qua hợp tác này, trường có điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời giúp sinh viên có cơ hội việc làm sau khi ra trường. Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp cũng chủ động đặt hàng đào tạo, đồng hành với nhà trường từ chương trình lý thuyết đến thực hành, đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng”.

Theo thống kê, hiện Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa đã ký kết và duy trì hợp tác với hơn 20 doanh nghiệp lớn như: Doanh nghiệp tư nhân Sông Xanh, Công ty Nông sản Phú Gia, Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa... Nhờ đó, sinh viên có cơ hội thực hành tại doanh nghiệp ngay trong quá trình học tập, giúp nâng cao tay nghề và đáp ứng yêu cầu thực tế của thị trường lao động. Đặc biệt, một số ngành như chăn nuôi, trồng trọt đạt tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng ngành sau khi tốt nghiệp lên đến 100%.

Không chỉ dừng lại ở hợp tác trong nước, Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa còn chủ động mở rộng hợp tác quốc tế, giúp sinh viên có cơ hội làm việc tại các quốc gia phát triển. Cụ thể, trường liên kết với Công ty CP Thương mại Tam Quy để đào tạo thực tập sinh tại Nhật Bản, hợp tác với Công ty GSS đưa sinh viên sang học tập và làm việc tại Úc, đồng thời hợp tác với các doanh nghiệp như H-VNCAREER, EL GROUP để tạo điều kiện cho sinh viên du học tại Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước Đông Âu... Nhờ những chương trình hợp tác này, sinh viên có điều kiện học hỏi, tiếp cận với công nghệ tiên tiến, nâng cao tay nghề và có cơ hội việc làm với mức thu nhập cao sau khi tốt nghiệp. Đây cũng là giải pháp quan trọng giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và khẳng định vị thế của các trường nghề trong đào tạo lao động chất lượng cao.

Bên cạnh Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa, Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa cũng là một trong những đơn vị đi đầu trong việc hợp tác với doanh nghiệp và mở rộng hợp tác quốc tế. Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa, khẳng định: “Nhà trường luôn coi hợp tác doanh nghiệp, hợp tác quốc tế là yếu tố then chốt nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời khẳng định uy tín và thương hiệu của trường. Do đó, chúng tôi không ngừng tạo ra các cơ hội hợp tác, kết nối với các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo, tiệm cận với trình độ của các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch”.

Nhờ chiến lược hợp tác chặt chẽ, nhà trường đã thu hút được nhiều nguồn đầu tư từ doanh nghiệp, giúp nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy. Hiện tại, 70% trang thiết bị giảng dạy của trường đều do Hàn Quốc tài trợ, đảm bảo điều kiện học tập và thực hành tốt nhất cho sinh viên. Đáng chú ý, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp tại trường đạt 99%, chứng minh hiệu quả của mô hình hợp tác này.

Việc đẩy mạnh liên kết đào tạo giữa các trường nghề với doanh nghiệp và hợp tác quốc tế không chỉ giúp nâng cao chất lượng giáo dục mà còn mang lại lợi ích thiết thực cho cả sinh viên lẫn doanh nghiệp.

Tháo dần điểm nghẽn

Theo thống kê, hiện toàn tỉnh có 66 cơ sở đào tạo nghề, bao gồm 11 trường cao đẳng, 15 trường trung cấp, 7 trung tâm GDNN, 24 trung tâm GDNN - giáo dục thường xuyên cấp huyện và 9 cơ sở khác có hoạt động GDNN. Mạng lưới này dần được hoàn thiện theo hướng mở, phù hợp với xu thế phát triển của thị trường lao động. Tuy nhiên, hệ thống GDNN tại tỉnh ta vẫn đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo và đội ngũ giáo viên dạy nghề. Công tác tuyển sinh cũng gặp khó khăn khi chưa thu hút được số lượng học viên tương xứng với nhu cầu thực tế.

Giáo dục nghề nghiệp “loay hoay” giữa muôn vàn khó khăn (Bài cuối): Giáo dục nghề nghiệp và bài toán thích ứng với thị trường lao động

Học viên học nghề tại Trường Trung cấp nghề Nga Sơn trong giờ thực hành.

Để tháo gỡ những điểm nghẽn này, từ năm 2022-2024, UBND tỉnh đã chủ động phân bổ các nguồn vốn từ Chương trình Mục tiêu quốc gia (CTMTQG) và ngân sách tỉnh để đầu tư cho hệ thống GDNN. Cụ thể, từ CTMTQG giảm nghèo bền vững, tỉnh đã phân bổ 154.515 triệu đồng, trong đó, 82.942 triệu đồng dành cho hai trường là Cao đẳng nghề Nghi Sơn và Trung cấp nghề Nga Sơn để đầu tư cơ sở vật chất. Ngoài ra, 71.573 triệu đồng được hỗ trợ cho 10 trường cao đẳng, trung cấp công lập. Đối với CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tổng vốn sự nghiệp được phân bổ trong giai đoạn 2022-2024 là 187.666 triệu đồng. Trong đó, riêng Trường Trung cấp nghề Miền Núi nhận 19.479 triệu đồng để nâng cấp cơ sở đào tạo, giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có tay nghề tại khu vực phía Tây của tỉnh.

Bên cạnh đó, nhiều dự án đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở GDNN cũng được triển khai. Điển hình là Dự án “Đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa” với tổng vốn 70 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Công trình này đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần cải thiện đáng kể điều kiện giảng dạy và học tập.

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng phê duyệt hai dự án quan trọng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách tỉnh. Đó là dự án xây dựng khu nhà thực hành tại Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa với tổng vốn đầu tư 19.996 triệu đồng (Quyết định số 2349/QĐ-UBND ngày 10/6/2024) và dự án xây dựng, cải tạo Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa với vốn đầu tư 19.989 triệu đồng (Quyết định số 2348/QĐ-UBND ngày 10/6/2024). Những khoản đầu tư này giúp các cơ sở đào tạo nghề nâng cấp cơ sở vật chất, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, tiệm cận với các tiêu chuẩn đào tạo quốc gia và quốc tế.

Đáng chú ý, ngoài nguồn ngân sách Trung ương, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 21/2024/NQ-HĐND ngày 31/5/2024, quy định mức hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng. Theo đó, hằng năm tỉnh sẽ bổ sung ngân sách để hỗ trợ đào tạo nghề cho các nhóm đối tượng ưu tiên như lao động nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật và người chấp hành xong án phạt tù. Chính sách này không chỉ góp phần giảm nghèo bền vững mà còn thúc đẩy sự phát triển của nguồn nhân lực địa phương. Một điểm sáng khác trong lĩnh vực GDNN của Thanh Hóa là sự đẩy mạnh liên kết, hợp tác quốc tế để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Một số giáo viên, giảng viên dạy các nghề trọng điểm quốc gia và quốc tế đã được cử đi đào tạo ngắn hạn tại nước ngoài. Điều này giúp nâng cao trình độ giảng dạy, đảm bảo chương trình đào tạo ngày càng tiệm cận với tiêu chuẩn khu vực và thế giới. Đồng thời, nhiều cơ sở GDNN trong tỉnh cũng đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp để đào tạo và tuyển dụng lao động. Nhờ đó, học viên sau khi tốt nghiệp không chỉ có cơ hội việc làm trong nước mà còn được các doanh nghiệp đưa đi thực tập và làm việc tại Nhật Bản, Mỹ, Đức, Hungary...

Để GDNN thực sự trở thành cầu nối hiệu quả giữa đào tạo và thị trường lao động, nhiều ý kiến cho rằng, các cơ sở GDNN cần tiếp tục đổi mới chương trình đào tạo, bám sát yêu cầu của doanh nghiệp, đồng thời chú trọng đào tạo thực hành, kỹ năng mềm và ngoại ngữ cho người học. Bên cạnh đó, mô hình “đào tạo theo đơn đặt hàng” cần được đẩy mạnh hơn nữa, giúp sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Các doanh nghiệp cần tích cực tham gia vào quá trình đào tạo, hỗ trợ trang thiết bị, công nghệ và cung cấp môi trường thực tập thực tế cho sinh viên. Đồng thời, việc mở rộng hợp tác quốc tế không chỉ giúp sinh viên tiếp cận công nghệ tiên tiến mà còn tạo cơ hội làm việc tại các thị trường lao động chất lượng cao, nâng cao thu nhập và tay nghề. Đặc biệt, để GDNN phát huy hiệu quả, cần sự chung tay của các trường nghề, doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước. Chỉ khi có sự phối hợp chặt chẽ, liên tục đổi mới và thích ứng, GDNN mới có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động và góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Nhóm PV

Tin liên quan:
  • Giáo dục nghề nghiệp “loay hoay” giữa muôn vàn khó khăn (Bài cuối): Giáo dục nghề nghiệp và bài toán thích ứng với thị trường lao động
    Giáo dục nghề nghiệp “loay hoay” giữa muôn vàn khó khăn (Bài 1): “Khát” cơ sở ...

    Giáo dục nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo lao động có tay nghề, đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, nhiều cơ sở đào tạo đang đối mặt với hàng loạt khó khăn, như thiếu kinh phí, cơ sở vật chất lạc hậu, khó tuyển sinh, đầu ra hạn chế... Trong bối cảnh đó, đâu là giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động?

  • Giáo dục nghề nghiệp “loay hoay” giữa muôn vàn khó khăn (Bài cuối): Giáo dục nghề nghiệp và bài toán thích ứng với thị trường lao động
    Giáo dục nghề nghiệp “loay hoay” giữa muôn vàn khó khăn (Bài 2): Khắc phục tình ...

    Trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi số và yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng tăng, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) vốn được kỳ vọng là “cái nôi” đào tạo lao động lành nghề. Tuy nhiên, hiện tượng thiếu hụt giáo viên dạy nghề lại trở thành một nghịch lý đáng báo động, khiến chất lượng giảng dạy và đào tạo nghề không được nâng cao như kỳ vọng.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]