(Baothanhhoa.vn) - Mặc dù đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến nhiều chỉ tiêu phát triển du lịch trong hai năm qua; nhiều doanh nghiệp du lịch phải rất khó khăn chèo chống để trụ lại, nhưng trong hoàn cảnh khó khăn đó, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp du lịch vượt khó, từng bước tái cơ cấu, chuẩn bị các sản phẩm du lịch mới để tăng sức cạnh tranh trong hoàn cảnh “bình thường mới”.

Đưa du lịch trở lại “đường băng”

Mặc dù đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến nhiều chỉ tiêu phát triển du lịch trong hai năm qua; nhiều doanh nghiệp du lịch phải rất khó khăn chèo chống để trụ lại, nhưng trong hoàn cảnh khó khăn đó, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp du lịch vượt khó, từng bước tái cơ cấu, chuẩn bị các sản phẩm du lịch mới để tăng sức cạnh tranh trong hoàn cảnh “bình thường mới”.

Đưa du lịch trở lại “đường băng”

Đầu hè 2022 trên biển Sầm Sơn.

Sau khi du lịch mở cửa trở lại vào ngày 15-3, cơ quan quản lý du lịch, các doanh nghiệp, hiệp hội du lịch trong tỉnh đã có sự nhập cuộc mạnh mẽ. Khởi đầu cho giai đoạn phát triển du lịch mới được tỉnh Thanh Hóa đánh dấu bằng sự kiện hết sức ý nghĩa là công bố Biểu trưng du lịch; phát động Chương trình kích cầu du lịch năm 2022 và đón khách du lịch quốc tế đến Thanh Hóa. Phát biểu tại sự kiện quan trọng này, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn cho biết, các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp du lịch và người dân Thanh Hóa cam kết quyết tâm xây dựng Thanh Hóa trở thành điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn.

Với việc tỉnh Thanh Hóa công bố Biểu trưng du lịch và khẩu hiệu “Du lịch Thanh Hóa - hương sắc bốn mùa”, cho thấy tỉnh Thanh Hóa sẽ chủ động đón khách bằng một nền tảng du lịch “xanh”, vừa đảm bảo các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra về số khách, doanh thu, nhưng vẫn bảo đảm một môi trường du lịch hài hòa, ổn định theo tiêu chí “xanh” suốt bốn mùa. Mục tiêu ngành du lịch Thanh Hóa đặt ra trong năm 2022 là đón trên 10.000.000 lượt khách, trong đó hơn 440.000 lượt khách du lịch quốc tế, tổng doanh thu du lịch đạt gần 18.000 tỷ đồng.

Để đạt được các mục tiêu chiến lược của giai đoạn, trước mắt là năm 2022, đòi hỏi ngành du lịch Thanh Hóa phải tăng cường đẩy mạnh liên kết, hình thành các liên minh kích cầu du lịch; kiến tạo một môi trường du lịch “xanh”, xây dựng và duy trì điểm đến an toàn. Đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch để bù lấp vào khoảng trống nhân lực do dịch bệnh gây ra. Các doanh nghiệp du lịch tích cực ứng dụng công nghệ thông tin để thay thế dần các công đoạn tham gia của con người nhằm tăng năng suất, tính hiệu quả. Đặc biệt là khai thác các nền tảng công nghệ để tăng cường quảng bá, tạo ra những sản phẩm du lịch tiện ích phù hợp xu thê...

Một mùa du lịch mới đã bắt đầu, các doanh nghiệp du lịch ở Thanh Hóa đã chuẩn bị khá tốt điều kiện để đón, phục vụ khách với thông điệp “Điểm đến an toàn - trải nghiệm trọn vẹn”. Quyết tâm này đang đem đến một niềm tin là du lịch xứ Thanh sẽ khởi sắc, nhất là đảm bảo được sự an toàn cao nhất để hoạt động du lịch diễn ra liên tục, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà ngành du lịch đã đặt ra, từng bước đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025 đã đề ra.

TH


TH

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]