Đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh
Để góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, ngành ngân hàng tỉnh Thanh Hóa đã chủ động, tích cực thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ đầu tư nguồn vốn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Qua đó, đã thể hiện rõ vai trò là bạn đồng hành để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp với phương châm “sẵn sàng đồng hành, gắn bó với doanh nghiệp để phát triển lâu dài, đôi bên cùng có lợi”.
Công ty CP Sông Việt Thanh Hóa được vay vốn ngân hàng đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Công ty CP Sông Việt Thanh Hóa hoạt động trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu các sản phẩm chả cá, bột cá luôn có sự đồng hành của ngân hàng. Hiện, công ty đang tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hơn 400 lao động. Giám đốc công ty Nguyễn Như Long cho biết: Thành công của công ty là cả quá trình nỗ lực, phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ, công nhân viên. Bên cạnh đó là sự đồng hành, hỗ trợ nguồn vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Nguồn vốn của các tổ chức tín dụng đã giúp doanh nghiệp có điều kiện đầu tư, phát triển và mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, thời gian qua, do tác động bởi dịch bệnh, suy thoái kinh tế nên doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về thị trường, nguồn vốn. Để khôi phục sản xuất, kinh doanh, công ty đã phải tái cấu trúc toàn bộ hoạt động, cả ở quy trình công nghệ sản xuất và khâu thị trường, điều này đòi hỏi nguồn tài chính rất lớn. Hiện nay, doanh nghiệp đang được tiếp cận gói tín dụng với lãi suất ưu đãi giảm tới 2% của Agribank. Ngoài ra, công ty còn được ngân hàng giảm thêm nhiều khoản phí khác trong quá trình thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa. 5 tháng đầu năm 2024 đơn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp tăng khoảng 40% so với cùng kỳ năm trước...
Với quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao và tăng cường đầu tư vốn cho phát triển sản xuất, kinh doanh, ngay từ đầu năm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) đã chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh hỗ trợ vốn tín dụng cho doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay, công bố công khai lãi suất cho vay bình quân để người dân, doanh nghiệp thuận lợi trong việc tiếp cận tín dụng, lựa chọn ngân hàng để vay vốn; đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ tín dụng ngân hàng phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Đồng thời, chỉ đạo và khuyến khích các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và cân đối nguồn vốn, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng với mức lãi suất hợp lý.
Cùng với đó là tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, cũng như giám sát các tổ chức tín dụng trong việc tiếp tục tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay tiếp sức cho nền kinh tế; đơn giản hóa quy trình thủ tục nội bộ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay mới nhưng không hạ chuẩn cho vay, bảo đảm chất lượng, an toàn tín dụng, duy trì hoạt động lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro... Tính đến cuối tháng 5/2024, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt gần 174.000 tỉ đồng, tăng 2,1% so với đầu năm. Tổng dư nợ của các ngân hàng đạt hơn 199.200 tỷ đồng, tăng 2,5% so với đầu năm 2024. Toàn tỉnh có 4.570 doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng với dư nợ 55.284 tỉ đồng.
Đến nay, dư nợ cho vay 5 đối tượng ưu tiên, gồm: nông nghiệp, nông thôn; sản xuất hàng xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa; phục vụ sản xuất, kinh doanh công nghệ cao đạt 1.002 tỷ đồng; cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP là 22 tỉ đồng, với 104 khách hàng; cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 của Chính phủ là 423 tỉ đồng...
Để đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh, thời gian tới NHNN Thanh Hóa tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn chấp hành nghiêm túc quy định về lãi suất; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; trong đó, hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên, dự án, phương án vay vốn khả thi, các doanh nghiệp, dự án ứng dụng khoa học - công nghệ cao vào sản xuất; các doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp sạch, các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, triển khai hiệu quả chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng trên cơ sở khả năng tài chính áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý, tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có điều kiện giảm lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng.
Bài và ảnh: Khánh Phương
{name} - {time}
-
2025-01-14 12:06:00
Nỗ lực sản xuất, đóng góp cao vào tăng trưởng
-
2025-01-14 10:14:00
Dự án “Tăng trưởng doanh nghiệp của tôi” tại TYM Thanh Hóa: Chắp cánh ước mơ làm giàu cho phụ nữ
-
2024-06-02 20:35:00
Góp phần vào mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội
Áp dụng 4.0 trong giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước Nhà máy Thủy điện Trung Sơn
COO Dung Bùi chia sẻ định hướng phát triển của trang tin tức VNtre.vn
CEO Tony Vũ của job3s.vn - Khách mời đặc biệt tại Vietnam - Asia DX Summit 2024
Tập huấn văn hoá doanh nghiệp và bình đẳng giới tại Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn
Diễn đàn doanh nhân TP Thanh Hóa: Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo
Văn phòng hạng A là gì? Tiêu chí xếp hạng văn phòng
Quan tâm triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thị trường tín chỉ carbon và lợi ích doanh nghiệp cần biết
Các chi nhánh Agribank thực hiện chuyển đổi số, phát triển ngân hàng số hiện đại