(Baothanhhoa.vn) - Dịch bệnh COVID-19 đã và đang ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội của tỉnh, trong đó lĩnh vực xuất khẩu nông sản cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xuất khẩu nông sản gặp khó do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19

Dịch bệnh COVID-19 đã và đang ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội của tỉnh, trong đó lĩnh vực xuất khẩu nông sản cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó.

Xuất khẩu nông sản gặp khó do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19

Lượng tinh bột sắn đang bị tồn đọng trong kho của Công ty TNHH Chế biến nông sản xuất khẩu Như Xuân, xã Hóa Quỳ (Như Xuân).

Niên vụ 2019-2020, Công ty TNHH Chế biến nông sản xuất khẩu Như Xuân, xã Hóa Quỳ (Như Xuân) đặt ra mục tiêu sản xuất và tiêu thụ 19.000 tấn tinh bột sắn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, mục tiêu này của công ty đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Ông Lê Ngọc Hạnh, Chủ tịch HĐQT, Công ty TNHH Chế biến nông sản xuất khẩu Như Xuân, cho biết: Theo thông lệ các năm, tháng 1 và 2 là thời điểm sắn bước vào mùa thu hoạch rộ, nên công ty phải tổ chức tăng ca, đẩy mạnh sản xuất, để đáp ứng đơn đặt hàng từ các phía đối tác. Việc sản xuất của công ty đều dựa trên cơ sở đơn đặt hàng của đối tác, nên thường sản phẩm chế biến ra đến đâu đều được tiêu thụ đến đó, hầu như không có sản phẩm tồn kho. Thế nhưng, năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nên việc tiêu thụ sản phẩm gần như đang bị ngưng trệ, sản phẩm tồn kho còn khá lớn.

Hiện sản phẩm tinh bột sắn của công ty phần đa được xuất khẩu sang Trung Quốc theo con đường chính ngạch và bán cho các doanh nghiệp trong nước. Từ khi có thông tin và tình hình diễn biến của dịch bệnh COVID-19 từ Trung Quốc thì các đối tác đều đồng loạt hủy hoặc tạm dừng đơn hàng. Đến thời điểm hiện tại, công ty đang tồn đọng gần 8.000 tấn tinh bột sắn, tương đương với gần 100 tỷ đồng. Điều đáng nói là, hàng tồn đọng chưa thể tiêu thụ, trong khi, để bảo đảm lợi ích cho bà con nông dân vùng nguyên liệu, công ty hiện vẫn tiếp tục phải thu mua sắn nguyên liệu và đưa vào sản xuất, chế biến, nên công ty đang gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn để chi trả tiền nguyên liệu cho bà con nông dân và nguồn vốn quay vòng sản xuất, bảo đảm quyền lợi, thu nhập cho người lao động trong nhà máy.

Đối với xuất khẩu chính ngạch đã khó, các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu nông sản theo đường tiểu ngạch trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 càng khó khăn gấp bội. Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tình Cầm, xã Định Liên (Yên Định) là đơn vị có gần 10 năm kinh nghiệm trong việc thu mua, tiêu thụ ớt tươi để xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, thị trường rộng lớn, phủ khắp nhiều tỉnh, thành phố của Trung Quốc, với tổng sản lượng tiêu thụ hàng năm đạt từ 4.000 đến 5.000 tấn ớt tươi/năm. Thế nhưng, thời điểm này, mọi hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty gần như bị đóng băng. Bà Nguyễn Thị Tình, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tình Cầm, cho biết: Tình trạng ứ đọng nông sản bắt đầu từ trung tuần tháng 1-2020. Hiện tại, công ty đang bị ứ đọng hơn 1.000 tấn ớt tươi, tương đương khoảng 12 đến 13 tỷ đồng.

Để bảo quản lượng ớt đang bị tồn đọng, công ty phải thuê gửi tại kho đông lạnh của các công ty, cơ sở bảo quản, chế biến thủy sản ở TP Sầm Sơn, huyện Tĩnh Gia và tận dụng kho bảo quản nông sản khác của các công ty chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, thời gian bảo quản ớt tươi chỉ được khoảng 15 đến 20 ngày, quá thời gian nói trên mà chưa thể đưa đi tiêu thụ thì ớt bắt buộc phải được chuyển về để bẻ tai và đưa vào bể muối. Việc ớt không được tiêu thụ ở dạng tươi mà phải đưa vào bể muối đồng nghĩa với việc công ty phải chi phí thêm lao động thực hiện bẻ tai, muối, trong khi giá trị của ớt khi đưa vào muối bị giảm 50% giá trị kinh tế, đó là còn chưa kể đến chi phí gửi kho bãi, bảo quản. Hiện công ty đã có khoảng 500 tấn ớt tươi phải đưa về muối, theo đó doanh nghiệp hiện phải chịu lỗ gần 3 tỷ đồng. Nếu tình trạng tiêu thụ không được cải thiện thì số tiền thua lỗ của doanh nghiệp sẽ còn tăng lên theo từng ngày.

Mặc dù bị thua lỗ, song Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tình Cầm vẫn đang nỗ lực tìm kiếm, huy động nguồn tài chính để duy trì, bảo đảm việc thu mua ớt cho bà con nông dân theo giá thị trường. Do vậy, công ty đang gặp khó khăn về nguồn vốn thu mua nguyên liệu cho bà con nông dân. Được biết, vùng nguyên liệu thu mua ớt chủ yếu của công ty là huyện Yên Định. Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn huyện Yên Định còn khoảng 1.000 ha ớt lưu gốc đang được thu hoạch rải vụ, nếu tình trạng khó tiêu thụ vẫn tiếp diễn, công ty không tìm được giải pháp về vốn thì buộc phải tạm dừng việc thu mua ớt của bà con nông dân.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, không chỉ có các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc gặp khó trong việc tiêu thụ sản phẩm mà hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh cũng đang gặp phải tình trạng tương tự. Nguyên nhân là do tỉnh Thanh Hóa là địa phương nằm trong vùng bị nhiễm dịch bệnh, thông tin này được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và được đối tác của các nước liên tục cập nhật, nắm bắt tình hình. Do đó, để bảo đảm công tác phòng, chống dịch COVID-19, hầu hết các nước đang có hợp đồng, đơn đặt hàng xuất khẩu nông sản và các sản phẩm chế biến từ nông sản đều tạm ngừng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh.

Theo tổng hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, việc chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh hiện đang gặp một số khó khăn, nhất là xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, như: Rau, quả, sắn, dăm gỗ, tinh bột sắn, cói... Từ đầu năm 2020 đến nay, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản đang tạm thời dừng xuất khẩu. Dự báo, nếu tình hình này tiếp tục kéo dài, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp có thể tụt giảm khoảng 300-400 tỷ đồng so với kế hoạch.

Trước tình trạng ứ đọng, ngưng trệ nguồn nông sản xuất khẩu do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, các doanh nghiệp kiến nghị các sở, ngành, UBND tỉnh cần sớm có giải pháp, chính sách tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, quan tâm, tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn thu mua nông sản, bảo đảm lợi ích cho bà con nông dân trong thời gian dịch bệnh.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]