(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, mặc dù chịu nhiều tác động bất lợi của đại dịch COVID-19, một số địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội; một số loại hình kinh doanh, dịch vụ phải tạm dừng hoạt động, song với tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, quyết tâm, quyết liệt, đồng sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kinh tế - xã hội vẫn duy trì ổn định; nhiều lĩnh vực tiếp tục phát triển. 9 tháng năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 8,06% so với cùng kỳ, cao nhất khu vực Bắc Trung bộ và nằm trong top đầu cả nước.

Vững đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh: Bài 1-Trợ lực để phát triển sản xuất, kinh doanh

Thời gian qua, mặc dù chịu nhiều tác động bất lợi của đại dịch COVID-19, một số địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội; một số loại hình kinh doanh, dịch vụ phải tạm dừng hoạt động, song với tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, quyết tâm, quyết liệt, đồng sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kinh tế - xã hội vẫn duy trì ổn định; nhiều lĩnh vực tiếp tục phát triển. 9 tháng năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 8,06% so với cùng kỳ, cao nhất khu vực Bắc Trung bộ và nằm trong top đầu cả nước.

Vững đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh: Bài 1-Trợ lực để phát triển sản xuất, kinh doanhKhách hàng đến tìm hiểu vay vốn tại Agribank Nam Thanh Hóa. Ảnh: Khánh Phương

Để thực hiện tốt “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh COVID-19, vừa khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh, ngành ngân hàng tỉnh đã triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều giải pháp trong lĩnh vực tài chính, tín dụng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; trong đó, chú trọng bảo đảm thanh khoản, hạ lãi suất cho vay, tăng cường tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Đây là trợ lực quan trọng để doanh nghiệp, cá nhân phục hồi sản xuất, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Các ngân hàng đã chủ động thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ và chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp. Điển hình như Ngân hàng Ngoại Thương - Chi nhánh Thanh Hóa (Vietcombank Thanh Hóa), từ năm 2020 đến nay, đã triển khai 7 đợt giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp. Nhất là từ ngày 20-8-2021, Vietcombank đã giảm lãi suất cho vay tới 0,5%/năm cho toàn bộ dư nợ vay của khách hàng. Ngoài ra, Vietcombank Thanh Hóa đã giảm lãi vay hàng chục tỷ đồng cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Ngân hàng cũng đang tiếp tục triển khai nhiều chương trình cho vay lãi suất thấp đối với các khoản vay mới, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh từ nay đến cuối năm. Tổng số tiền lãi hỗ trợ khách hàng của cả hệ thống Vietcombank Thanh Hóa dự kiến lên tới 1.000 tỷ đồng.

Cùng với Vietcombank, các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) trên địa bàn tỉnh cũng tích cực triển khai nhiều chương trình, gói hỗ trợ khách hàng, nhất là các lĩnh vực thuộc thế mạnh của ngân hàng trong phát triển nông nghiệp - nông thôn và xuất khẩu. Tổng dư nợ cho vay đến nay đạt hơn 30.000 tỷ đồng, với hơn 100.000 khách hàng đang vay vốn. Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp - nông dân và nông thôn, chiếm hơn 90%/tổng dư nợ. Ngoài ra, các chi nhánh Agribank còn triển khai chương trình tín dụng tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng tiêu dùng lành mạnh và đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho vay cá nhân, hộ gia đình, với lãi suất ưu đãi.

Cũng như nhiều ngành khác, hoạt động ngân hàng được Chính phủ giao trách nhiệm vừa phải bảo đảm tăng trưởng tín dụng, vừa phải kiểm soát được chất lượng dòng vốn, bảo đảm dòng vốn đi đúng mục đích và cùng chung tay với Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn. Với tinh thần đồng hành, chia sẻ với doanh nghiệp, người dân, thời gian qua, ngành ngân hàng đã ban hành nhiều chính sách “đúng, trúng, kịp thời, linh hoạt” và quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, tiết giảm chi phí, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục hành chính để gia tăng cơ hội tiếp cận tài chính, dịch vụ ngân hàng cho người dân và doanh nghiệp... Ngày 17-6-2021, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 8435/UBND-KTTC về việc triển khai các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHNN Thanh Hóa) đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí cho vay mới... Thực hiện cắt giảm tối đa các loại chi phí nhằm tạo nguồn lực tài chính hỗ trợ khách hàng, người dân, doanh nghiệp. Từng tổ chức tín dụng căn cứ năng lực, khả năng tài chính của mình để tính toán thực hiện giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và các biện pháp hỗ trợ khác; đồng thời, công khai công bố mức lãi suất hỗ trợ, các biện pháp, chính sách hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp được biết. Tích cực, chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và các khách hàng trên địa bàn để tìm hiểu nhu cầu, đáp ứng kịp thời vốn tiêu thụ nông sản, nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp; không để xảy ra tình trạng chậm tiêu thụ nông sản, gián đoạn chuỗi sản xuất, cung ứng do không tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng. Tăng cường triển khai các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trực tuyến, các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, đơn giản hóa các quy trình, thủ tục, để khách hàng không phải trực tiếp đến ngân hàng giao dịch, góp phần hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh... Tính đến 30-9-2021, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt hơn 122.000 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt gần 140.000 tỷ đồng. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh cũng đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ cho 2.272 khách hàng, với dư nợ 3.234 tỷ đồng. Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa, đã cho vay hỗ trợ người sử dụng lao động trả lương ngừng việc đối với 4 doanh nghiệp, tổng số tiền gần 2 tỷ đồng. Đi đôi với đó, các tổ chức tín dụng cũng tích cực hưởng ứng, ủng hộ các quỹ phòng, chống dịch, chương trình tiêm chủng vắc-xin COVID-19 của địa phương và vận động cán bộ, nhân viên, người lao động của đơn vị tham gia quyên góp, ủng hộ đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ tuyến đầu chống dịch, người dân tại các khu phong tỏa, khu cách ly tập trung; có giải pháp hỗ trợ cụ thể đối với khách hàng trên các địa bàn bị cách ly, phong tỏa.

Thực tế, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã và đang giúp cho các doanh nghiệp, người dân, trợ lực nền kinh tế, nhưng không được để nợ xấu tăng cao trong tương lai và bảo đảm an toàn hệ thống. Mức độ giảm lãi suất, phí của các ngân hàng đều phải cân đối để bảo đảm hài hòa lợi ích, an toàn nguồn vốn và duy trì năng lực tài chính. Dù các ngân hàng triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi nhưng nhu cầu khách hàng sụt giảm, nhiều doanh nghiệp chưa có phương án chuyển đổi sản xuất, kinh doanh hiệu quả nên chưa “mặn mà” với việc vay vốn. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp mới hoạt động, tài sản bảo đảm chưa có, phương án sản xuất, kinh doanh chưa hiệu quả nên không thể chứng minh năng lực với ngân hàng, do đó việc giải ngân rất khó được thực hiện. Vì thế, hơn lúc nào hết, ngân hàng cần sự chung tay, góp sức, thấu hiểu, chia sẻ từ các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân.

Mới đây, NHNN tiếp tục ban hành Thông tư 14/2021/TT-NHNN sửa đổi bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN về việc tiếp tục mở rộng độ bao phủ và kéo dài các mốc thời gian hỗ trợ, sẽ giúp cho người dân, doanh nghiệp đang gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19. Phòng, chống dịch bệnh COVID-19 còn khó khăn, NHNN Thanh Hóa đang tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của NHNN Việt Nam về hoạt động tín dụng theo hướng mở rộng và đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng; đồng thời, tập trung vốn cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; trong đó, chú trọng các lĩnh vực ưu tiên, tín dụng chính sách theo chủ trương của Chính phủ. Qua đó, nhằm đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Đồng thời, triển khai hiệu quả các chương trình, sản phẩm cho vay phục vụ đời sống, tín dụng tiêu dùng với lãi suất hợp lý, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Nhóm PV Phòng Kinh tế



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]