(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Hoằng Hóa đã và đang được đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm kết nối các xã, thị trấn, các cụm công nghiệp (CN).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp ở huyện Hoằng Hóa

Những năm qua, các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Hoằng Hóa đã và đang được đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm kết nối các xã, thị trấn, các cụm công nghiệp (CN).

Công nhân Công ty CP Dụng cụ thể thao Delta (đóng trên địa bàn huyện Hoằng Hóa) trong ca sản xuất.

Ngoài ra, phát huy tiềm năng, thế mạnh trên địa bàn, huyện đã và đang tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút đầu tư, phát triển CN. Thực tế, môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn huyện được cải thiện mạnh mẽ và theo hướng tích cực, số lượng dự án đầu tư vào địa bàn tăng nhanh; nhận thức của cấp ủy, chính quyền và nhân dân về vai trò phát triển CN đã được nâng lên. Huyện Hoằng Hóa xác định, phát triển CN là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và không ngừng nâng cao thu nhập cho người lao động.

Huyện Hoằng Hóa đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách, thực hiện các giải pháp để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống cho người dân. Trong đó, huyện ưu tiên đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển CN và phấn đấu để CN trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thực tế hiện nay, môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn huyện đã được cải thiện theo hướng tích cực; nhất là việc thu hút đầu tư, giải quyết các thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng để các dự án triển khai đầu tư xây dựng bảo đảm tiến độ. Những năm gần đây, thu hút đầu tư phát triển CN tăng nhanh; nhiều dự án có số vốn đầu tư lớn, tạo nhiều việc làm cho người lao động đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Hiện trên địa bàn huyện Hoằng Hóa có 315 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, 5 tháng đầu năm 2018 đạt doanh thu 1.046 tỷ đồng; tạo việc làm cho khoảng 8.100 lao động, thu nhập bình quân lao động 3,5 triệu đồng/người/tháng. Hiện đã có 20 sản phẩm CN trên địa bàn, những sản phẩm đạt doanh thu cao, như: Bóng các loại, sản phẩm may, lợn sữa đông lạnh, vật liệu xây dựng, phân bón,... cột điện ly tâm.

Đồng chí Vương Anh, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh huyện Hoằng Hóa, cho biết: Bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của huyện, ngân hàng triển khai thực hiện cho vay phát triển trên các lĩnh vực. Những năm gần đây, ngân hàng cho vay phát triển CN – tiểu thủ CN trên địa bàn với số vốn vay ngày càng tăng và năm sau tăng cao hơn năm trước. Đến hết tháng 5–2018, dư nợ cho vay của ngân hàng đạt hơn 1.628 tỷ đồng; trong đó, cho vay doanh nghiệp hơn 182,48 tỷ đồng, khai thác hải sản hơn 70,34 tỷ đồng, nuôi trồng thủy sản hơn 85,5 tỷ đồng,... tiểu thủ CN 14,92 tỷ đồng. Từ thực tế có thể khẳng định, huyện Hoằng Hóa đang quan tâm, đẩy mạnh phát triển CN – tiểu thủ CN. Thời gian tới, ngân hàng tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện Hoằng Hóa.

Huyện đã và đang triển khai thực hiện việc ưu tiên đầu tư phát triển các dự án CN có hàm lượng công nghệ cao, tiết kiệm tài nguyên, gắn với bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và tăng trưởng bền vững. Trong đó, chú trọng ưu tiên phát triển các dự án CN chế biến nông, lâm, hải sản, thực phẩm và các dự án sử dụng nhiều lao động. Tạo bước đột phá để đưa CN trở thành lĩnh vực kinh tế trọng điểm của huyện; là động lực để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và phát triển bền vững. Để đạt mục tiêu, kế hoạch, huyện Hoằng Hóa đã thực hiện quy hoạch, hình thành các khu vực sản xuất CN tập trung. Trong đó, đáng chú ý là cụm CN Bắc Hoằng Hóa, đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, với diện tích lập quy hoạch 50 ha. Đây là cụm CN được huyện xác định ưu tiên thu hút đầu tư các dự án CN cơ khí, điện tử, may mặc, chế biến nông sản và thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, CN sạch thân thiện với môi trường. Cụm CN Thắng – Thái (khu vực phía Nam của huyện), đã được phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/500, với diện tích quy hoạch 30,75 ha. Đây là cụm CN được ưu tiên tập trung phát triển các dự án sản xuất thực phẩm, đồ uống chất lượng cao; sản xuất, chế biến nông, lâm sản; hàng thủ công mỹ nghệ, dệt, da giầy, dịch vụ sửa chữa, cơ khí, các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Cụm CN Hoằng Phụ (khu vực phía Đông của huyện), đã được phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/500, với diện tích quy hoạch 19,5 ha. Cụm CN được ưu tiên phát triển CN chế biến thủy hải sản, đóng và sửa chữa tàu thuyền, chế biến gỗ, sản xuất vật tư trang thiết bị phục vụ nghề biển. Ngoài ra, khu vực phân khu ven tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn huyện (tuyến đường tránh phía Đông TP Thanh Hóa), thu hút đầu tư các dự án dịch vụ, thương mại tổng hợp, công trình dịch vụ công cộng, kho tàng, bến bãi, kinh doanh xăng dầu, dịch vụ công nghệ cao, nông nghiệp sạch và các dự án CN khác. Trên cơ sở đó, huyện Hoằng Hóa ban hành cơ chế khuyến khích; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm CN có cơ chế thu hút các dự án đầu tư trước vào cụm CN, tổng mức đầu tư của dự án cao, sử dụng nhiều diện tích, thời gian đầu tư xây dựng dự án nhanh. Khi các cụm CN theo quy hoạch đã được lấp đầy, huyện sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp để phát triển CN theo chiều sâu, phát triển CN công nghệ cao và phấn đấu trở thành huyện CN phát triển theo hướng hiện đại. Trong đó, các dự án CN được ưu tiên là sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin; sản xuất sản phẩm y dược; sản xuất vật liệu mới; sửa chữa và đóng mới tàu thuyền công suất lớn.

Đồng chí Mai Xuân Thu, Phó Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng, UBND huyện Hoằng Hóa, cho biết: Trong quá trình phát triển CN, huyện thực hiện có hiệu quả việc rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến thu hút đầu tư, phát triển CN; bảo đảm tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án triển khai trên địa bàn (kể cả dự án xây dựng hạ tầng các cụm CN). Chủ động nắm bắt và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Bảo đảm an ninh trật tự; tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực CN, bảo đảm môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng, lành mạnh.

Ngoài ra, huyện Hoằng Hóa quan tâm việc tư vấn khởi nghiệp, tư vấn pháp lý trong việc thành lập mới doanh nghiệp; cũng như trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiếp cận cơ chế, chính sách khuyến khích của Trung ương, địa phương; đồng thời, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí hỗ trợ cho phát triển CN. Hỗ trợ các mô hình đào tạo nghề cho người lao động. Huyện quan tâm, tạo điều kiện để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng quản lý, quản trị hiện đại, có đạo đức trong sản xuất, kinh doanh. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa học, sử dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường vào sản xuất, kinh doanh, nhất là các ngành nghề ưu tiên phát triển trên địa bàn.


Bài và ảnh: Xuân Hùng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]