(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa luôn là địa phương nằm trong top 10 tỉnh, thành phố có số lượng doanh nghiệp (DN) thành lập mới cao nhất cả nước. Điển hình như năm 2017, tỉnh ta thành lập mới 3.000 DN, đứng thứ 7 cả nước. Năm 2018, số DN được thành lập mới tiếp tục tăng trưởng cao và đạt con số 3.360 DN, tăng 9,4% so với cùng kỳ, vượt 12% kế hoạch đề ra và đứng thứ 6 cả nước về số DN thành lập mới. Các chỉ tiêu về đăng ký DN cũng có tốc độ tăng trưởng khá với tổng vốn đăng ký đạt 20.889 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường quản lý doanh nghiệp sau thành lập

Những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa luôn là địa phương nằm trong top 10 tỉnh, thành phố có số lượng doanh nghiệp (DN) thành lập mới cao nhất cả nước. Điển hình như năm 2017, tỉnh ta thành lập mới 3.000 DN, đứng thứ 7 cả nước. Năm 2018, số DN được thành lập mới tiếp tục tăng trưởng cao và đạt con số 3.360 DN, tăng 9,4% so với cùng kỳ, vượt 12% kế hoạch đề ra và đứng thứ 6 cả nước về số DN thành lập mới. Các chỉ tiêu về đăng ký DN cũng có tốc độ tăng trưởng khá với tổng vốn đăng ký đạt 20.889 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ.

Tăng cường quản lý doanh nghiệp sau thành lập

Sản xuất ván ép tại Công ty CP Công nghiệp gỗ Trường Sơn (Như Xuân).

Đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, cho biết: Hiện nay, các thủ tục về thành lập, kinh doanh, tạm ngừng, ngừng hoạt động, giải thể, phá sản DN... đã được đơn giản và giảm thiểu. Cơ chế này đã tạo điều kiện cho DN phát huy khả năng sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, chính sự thông thoáng này cũng đặt ra yêu cầu phải có cơ chế quản lý Nhà nước chặt chẽ hơn để bảo đảm phát triển DN đúng quy định pháp luật. Nguyên nhân là do hiện nay, một số DN đã và đang lợi dụng “kẽ hở” này để thành lập nhiều DN hoặc lợi dụng việc tạm ngừng, ngừng hoạt động, giải thể, phá sản DN để gian lận, trốn thuế, chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Một trong những lĩnh vực kinh doanh mà DN thường lợi dụng để thực hiện các hành vi trục lợi này là xuất nhập khẩu.

Thực tế trên địa bàn tỉnh ta, cộng đồng DN đang có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, cũng có không ít DN đang lợi dụng sự “ưu ái” trong chính sách khuyến khích phát triển DN để hoạt động thiếu minh bạch. Một bộ phận DN không tuân thủ quy định của pháp luật, hoạt động không theo nội dung đăng ký kinh doanh, không treo biển, bỏ trụ sở theo đăng ký, vi phạm các quy định về thuế, vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện... đã và đang gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước, gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia giao dịch kinh tế.

Tại tỉnh Thanh Hóa, theo Thông tư liên tịch số 04/2015/TTLT-BKHĐT-BTC-BNV ngày 28 - 5 - 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế phối hợp mẫu, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 4555/QĐ-UBND ngày 4-11-2015 về quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý Nhà nước đối với DN sau đăng ký thành lập. Quy chế này đã quy định mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh trong việc trao đổi, cung cấp, công khai thông tin DN; thanh tra, kiểm tra DN; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký DN; xử lý DN có hành vi vi phạm quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; báo cáo tình hình thực hiện quản lý Nhà nước đối với DN sau đăng ký thành lập. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý Nhà nước đối với DN. Mục tiêu của quy chế này nhằm phân định trách nhiệm giữa các cơ quan trong quản lý Nhà nước đối với DN; tăng cường vai trò giám sát của xã hội đối với DN; phát hiện và xử lý kịp thời những DN có hành vi vi phạm pháp luật, ngăn chặn và hạn chế những tác động tiêu cực do DN gây ra cho xã hội.

Được biết, trong năm 2017, thông qua công tác phối hợp giám sát tình hình hoạt động của DN, các sở, ngành có liên quan của tỉnh đã phát hiện một số sai phạm, thực hiện thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của 16 DN. Hành vi vi phạm phổ biến là vi phạm tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế. Đồng thời kiểm tra, xử phạt hành chính 13 DN có hành vi vi phạm quy định về ngành nghề kinh doanh.

Tuy nhiên, để công tác quản lý, giám sát DN hoạt động chặt chẽ, hiệu quả và thường xuyên hơn theo quy chế đã ban hành, các ngành được phân công nhiệm vụ cụ thể trong quy chế cần phát huy cao độ hơn trách nhiệm đã được phân công; kịp thời phối hợp để phát hiện, xử lý những sai phạm của DN nhằm lành mạnh, minh bạch môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN chân chính phát triển.

Bài và ảnh: Minh Hằng


Bài Và Ảnh: Minh Hằng

Từ khóa: Doanh nghiệp

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]