(Baothanhhoa.vn) - Với sự chủ động trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ chế chính sách, tạo mặt bằng..., tỉnh Thanh Hóa đã thu hút được nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế  đầu tư vào địa bàn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những điểm nhấn trong thu hút đầu tư

Với sự chủ động trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ chế chính sách, tạo mặt bằng..., tỉnh Thanh Hóa đã thu hút được nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế đầu tư vào địa bàn.

Những điểm nhấn trong thu hút đầu tư

Dây chuyền hiện đại sản xuất lúa gạo của Công ty CP Thương mại Sao Khuê tại xã Đông Hoàng (Đông Sơn) vừa được đầu tư xây dựng tháng 5-2019.

Một trong những dự án lớn, tạo được nhiều dấu ấn, được khởi công trong năm 2019 là: Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao quy mô công nghiệp tại xã Yên Mỹ (Nông Cống). Dự án do Công ty TNHH hai thành viên ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa Yên Mỹ (Tập đoàn TH True Milk) đầu tư, có tổng số vốn 3.800 tỷ đồng, quy mô nuôi khoảng 20.000 bò sữa và nhà máy chế biến sữa tập trung công suất 300 tấn/ngày. Dự án quy hoạch sử dụng 1.354 ha đất, trong đó đất trang trại và xây dựng nhà máy chế biến sữa 165 ha, đất trồng cỏ 1.189 ha. Ngoài ra, Tập đoàn TH True Milk cũng phát triển vùng nguyên liệu ở các huyện Cẩm Thủy, Thọ Xuân, Thạch Thành... Đây là dự án được kỳ vọng sẽ tạo ra các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao có giá trị gia tăng lớn. Ngoài ra, dự án còn tạo việc làm trực tiếp và thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động tham gia vào quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi bò, chế biến sữa, tăng thu ngân sách Nhà nước, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh, nâng cao đời sống của người chăn nuôi.

Dự án Thành phố Giáo dục Quốc Tế Thanh Hóa IEC-TH do Công ty CP Đầu tư phát triển Nguyễn Hoàng (Tập đoàn Nguyễn Hoàng) được Chủ tịch UBND tỉnh chấp thuận đầu tư cũng là một trong những dự án lớn, được kỳ vọng trong năm 2019. Dự án được triển khai xây dựng tại địa bàn hai xã Quảng Phú và Quảng Tâm (TP Thanh Hóa) trên diện tích sử dụng gần 85 ha, tổng vốn đầu tư 2.500 tỷ đồng, đáp ứng được nhu cầu giáo dục đào tạo cho hơn 18.000 học sinh, sinh viên. Dự án đa dạng các loại hình, hạng mục và mô hình trường học như: Mầm non, tiểu học, THCS, THPT, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Ngoài ra dự án còn bao gồm: Ký túc xá, trung tâm thể thao, giáo dục, giải trí, quảng trường, vườn bách thảo và khu hoạt động ngoài trời... Dự kiến dự án sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2021, sau khi đưa vào hoạt động đây được dự đoán sẽ là điểm đến thu hút đối với học sinh, sinh viên của tỉnh Thanh Hóa cũng như cả nước.

Để thu hút đầu tư, tỉnh Thanh Hóa áp dụng cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo nguyên tắc, nhà đầu tư được hưởng mức ưu đãi cao nhất về quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ ở mức thấp nhất trong khung quy định. Cùng với các chính sách của Trung ương; tỉnh ban hành các chính sách, như: Khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề trên địa bàn; hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; khuyến khích xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường. Ngoài những quy định chung của pháp luật hiện hành, tùy theo quy mô, tính chất của từng dự án, trên cơ sở xem xét đề nghị của các nhà đầu tư, tỉnh sẽ có những hỗ trợ đặc biệt đối với các dự án lớn có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với nhận thức “Thành công của doanh nghiệp cũng chính là thành công của tỉnh”, Thanh Hóa khẳng định quan điểm nhất quán và cam kết sẽ đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, để đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, UBND tỉnh cũng đã tiếp và làm việc với các đoàn công tác của các tổ chức, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đến tỉnh, như: Đoàn công tác của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA); Đoàn công tác của Tổ chức Tài chính quốc tế IFC và Ngân hàng Nhà nước; Đoàn công tác của Ngân hàng thế giới (WB) về dự án Tiểu dự án đô thị Tĩnh Gia; Đoàn công tác của Tập đoàn CMA-CGM về việc triển khai dịch vụ tàu container tại Nghi Sơn; Đoàn công tác của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam và doanh nghiệp kiều bào Việt Nam tại Nga; Đoàn công tác của các nhà khoa học và doanh nghiệp Cộng hòa Liên bang Đức... Những cuộc xúc tiến dù lớn hay nhỏ, đã và đang tạo tiền đề vững chắc để tỉnh Thanh Hóa thiết lập mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các nước bạn và các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Với nhiều nỗ lực trong công tác xúc tiến và thu hút đầu tư, trong năm 2019, tỉnh Thanh Hóa đã thu hút được 208 dự án đầu tư trực tiếp, gồm: 185 dự án đầu tư trong nước (DDI) với tổng nguồn vốn đầu tư đăng ký 24.850 tỷ đồng; 23 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng nguồn vốn đầu tư đăng ký đạt 342,21 triệu USD.

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình hành động cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; tiếp tục Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Đẩy mạnh công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư các dự án trọng điểm vào các khu kinh tế, khu công nghiệp và khu dịch vụ du lịch của tỉnh theo đúng quy hoạch. Tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trung ương để vận động và triển khai thực hiện các dự án ODA và nguồn vốn do các bộ, ngành Trung ương quản lý để đầu tư xây dựng các dự án quan trọng của tỉnh.

Bài và ảnh: Khánh Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]