(Baothanhhoa.vn) - Trong bối cảnh nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm địa phương ngày càng tăng cao bởi các đặc tính “bản sắc địa phương”, “tự nhiên”, “lành mạnh” và “đáng tin cậy”,... trên địa bàn tỉnh đã và đang xuất hiện nhiều chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.

Nhân rộng các chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm vùng, miền

Trong bối cảnh nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm địa phương ngày càng tăng cao bởi các đặc tính “bản sắc địa phương”, “tự nhiên”, “lành mạnh” và “đáng tin cậy”,... trên địa bàn tỉnh đã và đang xuất hiện nhiều chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.

Nhân rộng các chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm vùng, miềnLao động Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Mường Ca Da, thị trấn Hồi Xuân (Quan Hóa) sơ chế sản phẩm mướp đắng rừng.

Tỉnh Thanh Hóa có nhiều sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đặc trưng, độc đáo có giá trị văn hóa và trở thành sản phẩm chủ lực mang lại thu nhập cho người dân. Trong đó, có những sản phẩm mang tính đặc hữu vùng miền, có giá trị kinh tế, thương mại cao, đã phát triển thành các sản phẩm chất lượng được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường. Tuy nhiên, từ đầu năm 2021, tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, việc liên kết tiêu thụ những sản phẩm này gặp khó, thậm chí nhiều chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Anh Phạm Văn Thuyền, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Mường Ca Da, thị trấn Hồi Xuân (Quan Hóa), cho biết: Công ty cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của huyện Quan Hóa nói riêng và của tỉnh Thanh Hóa nói chung, như: măng khô Mường Ca Da; thịt lợn, trâu gác bếp; thịt lợn mán; các loại quả, lá, rau rừng... Hầu hết những sản phẩm của đơn vị đều được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh đánh giá cao. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, vận chuyển khó khăn nên hầu hết các chuỗi cung ứng ngoài tỉnh đều bị đứt gãy. Vì vậy, để tiêu thụ được hàng hóa, bảo đảm doanh thu, công ty đã thực hiện quảng bá qua mạng xã hội nhằm xây dựng những chuỗi liên kết, tiêu thụ mới. Đồng thời, nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều cách chế biến, bảo quản mới vừa đa dạng sản phẩm vừa giảm tình trạng ùn ứ nguyên liệu, phù hợp với “nhịp độ” tiêu thụ nhỏ lẻ.

Được biết, nhờ xây dựng, kết nối được những chuỗi liên kết phù hợp, 10 tháng năm 2021, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Mường Ca Da đạt doanh thu gần 2 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng, bảo đảm việc làm thường xuyên cho 5 lao động, thu nhập 4 triệu đồng/người/tháng.

Giai đoạn cao điểm của dịch bệnh COVID-19, việc lưu thông hàng hóa ngoài tỉnh rất khó khăn. Do đó, nhiều đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thay vì nhập sản phẩm từ tỉnh ngoài đã xây dựng nhiều mô hình, xác lập chuỗi liên kết mới để hỗ trợ, tiêu thụ các sản phẩm nội tỉnh. Nhất là những sản phẩm mang tính đặc trưng, vùng miền, có giá trị kinh tế cao. Trong đó, một số đơn vị cung ứng thực phẩm hàng hóa lớn đã đẩy mạnh việc liên kết, tiêu thụ sản phẩm, nhất là sản phẩm nông nghiệp cho các đơn vị sản xuất lớn, các vùng sản xuất chất lượng trong tỉnh. Như: Siêu thị Co.opMart hợp tác tiêu thụ sản phẩm với khoảng 10 đơn vị sản xuất nông sản, tiêu biểu, như: trứng gà của Công ty TNHH Hiền Nhuần; rau, quả an toàn của Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn, HTX dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng (Thiệu Hóa), một số cơ sở sản xuất rau an toàn tại xã Hoằng Hợp (Hoằng Hóa)...

Để không làm gián đoạn các chuỗi liên kết, ngành nông nghiệp đã chủ động xây dựng phương án sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo từng cấp độ của dịch bệnh; Sở Công Thương đã xây dựng kịch bản cung ứng, tiêu thụ hàng hóa. Cùng với đó, ngày 28-10, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg, ngày 21-9-2021 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Trong đó, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm không đứt gãy chuỗi sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, rà soát, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho sản xuất vụ tiếp theo, bảo đảm đáp ứng đầy đủ nông sản cho nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh và chế biến, xuất khẩu trong mọi tình huống, nhất là các tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán.

Theo đánh giá của Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản, nhờ việc nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã duy trì được khoảng 1.100 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, góp phần tiêu thụ, kết nối giao thương và bảo đảm sản lượng lớn nông sản, thực phẩm cho Nhân dân trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Bài và ảnh: Lê Thanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]