(Baothanhhoa.vn) - Từ năm 2015 đến nay, ngành mía đường gặp nhiều khó khăn, thách thức trước thềm Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), đưa thuế suất nhập khẩu mặt hàng đường trong khu vực ASEAN về 0%. Hơn nữa, từ đầu năm 2020 đến nay, cũng như các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế khác, mía đường cũng là ngành sản xuất chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Trong đó, lượng đường nhập cho các đối tác sản xuất công nghiệp bị giảm đáng kể.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lasuco phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm

Từ năm 2015 đến nay, ngành mía đường gặp nhiều khó khăn, thách thức trước thềm Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), đưa thuế suất nhập khẩu mặt hàng đường trong khu vực ASEAN về 0%. Hơn nữa, từ đầu năm 2020 đến nay, cũng như các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế khác, mía đường cũng là ngành sản xuất chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Trong đó, lượng đường nhập cho các đối tác sản xuất công nghiệp bị giảm đáng kể.

Lasuco phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩmDây chuyền sản xuất nước uống dinh dưỡng tế bào mía Lasuco.

Trước những khó khăn trên, ngoài việc tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng vùng nguyên liệu nhằm giảm giá thành sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh cho các sản phẩm, Công ty CP Mía đường Lam Sơn (Lasuco) tiếp tục xây dựng, mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm. Đặc biệt, với việc đưa thêm các dòng sản phẩm mới như đường phèn tinh khiết, nước uống dinh dưỡng tế bào mía, sữa gạo lức giàu protein, các sản phẩm công nghệ cao... ra thị trường, đơn vị càng chú trọng việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ để bán lẻ, đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.

Đến nay, Lasuco đã có 59 khách hàng công nghiệp, 86 nhà phân phối và đại lý cấp 1, 7 hệ thống siêu thị, 1.515 đại lý và điểm bán lẻ; trong đó, có 791 điểm bán đường, 545 điểm bán hàng công nghệ cao. Hiện, hầu hết các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng trở ra đều có nhà phân phối và điểm bán. Kênh thương mại hiện đại như siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch... đã được phủ ở hầu hết các tỉnh. Cũng từ năm 2018 đến nay, kênh phân phối và điểm bán truyền thống cũng đã được Lasuco tập trung phát triển mạnh. Số lượng điểm bán đã tăng từ 1 - 1,5 lần qua các năm từ 2018 đến nay. Đặc biệt, số lượng điểm bán mới năm 2019-2020 đã tăng 126% so với năm trước, với hơn 50% số điểm bán lẻ có thể triển khai ngay việc bán sản phẩm mới nước uống dinh dưỡng tế bào mía Mitaji và sữa gạo lức Ojita. Bên cạnh đó, công ty cũng chú trọng bán lẻ mặt hàng đường. Sản lượng đường đóng túi bán ra thị trường đã tăng lên 900 tấn/tháng trong năm 2020.

Sản phẩm đường phèn hữu cơ cũng đã được tung ra theo hệ thống phân phối đường cát và nhanh chóng bao phủ các khu vực thị trường khó tính, vượt qua khỏi vùng sản xuất đường phèn truyền thống lâu đời như khu vực Quảng Ngãi để có mặt và tạo thương hiệu tại tất cả các tỉnh trên toàn quốc. Hệ thống điểm bán hàng công nghệ cao cũng đã được phát triển rộng khắp. Do đó, cùng với nỗ lực trong việc kiểm soát chất lượng và đưa một số sản phẩm tiêu biểu như “Dưa vàng ông Tam”; “Cam vàng Lam Sơn” trở thành những thương hiệu tiêu biểu, gây tiếng vang cho sản xuất nông nghiệp chuyên sâu tại Lasuco.

Đại diện Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Lam Sơn, cho biết: Đơn vị xác định, việc xây dựng hệ thống bán hàng bền vững chính là nhiệm vụ hàng đầu và đã được công ty tập trung mọi nỗ lực để xây dựng từng bước. Trong bối cảnh thị trường trong nước và thế giới, đặc biệt là trong khu vực ASEAN đã được tự do giao thương vừa là thách thức, vừa là thời cơ để Lasuco có cơ hội phát triển các hoạt động thương mại xuất nhập khẩu. Bên cạnh việc xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm, công ty cũng chú trọng hoạt động marketing và truyền thông, liên tục thiết kế bao bì và cho ra mắt nhiều sản phẩm mới từ đường, các nhận diện thương hiệu của sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, gạo Tâm Phú Hưng, các dòng sản phẩm mới Mitaji, Ojita... Công tác truyền thông, marketing online cũng đã được cải tiến, phát triển rộng rãi giúp người tiêu dùng tiếp cận gần hơn với các sản phẩm của Lasuco.

Lasuco định hướng sẽ phát triển hệ thống phân phối bao phủ toàn quốc vào năm 2021. Đến hết năm 2023, sẽ nâng tổng số điểm bán các sản phẩm hàng tiêu dùng và đường lên trên 20.000 điểm. Phát triển và củng cố các chi nhánh, cửa hàng, siêu thị tại thị trấn Lam Sơn và các huyện lân cận, TP Thanh Hóa, thị xã Nghi Sơn, TP Hà Nội. Phát triển chi nhánh tích hợp kho trung chuyển tại khu vực miền Trung (Đà Nẵng) và TP Hồ Chí Minh, đáp ứng việc mở rộng và quản lý thị trường, giao hàng toàn quốc trong năm 2021. Đồng thời, phát triển hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu lên 50.000 - 80.000 tấn đường/năm. Tìm kiếm thị trường quốc tế để xuất khẩu các mặt hàng, như: gạo, đường Organic, rau quả, nước dinh dưỡng tế bào mía và nông sản sau chế biến.

Bài và ảnh: Minh Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]