(Baothanhhoa.vn) - Chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi được triển khai thực hiện từ năm 2016, theo Quyết định 5637/2015/QĐ-UBND ngày 31-12-2015 của UBND tỉnh. Theo đó, tỉnh ta thực hiện 5 chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, gồm: Hỗ trợ nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng mới; hỗ trợ sản xuất hạt giống lúa lai F1 và lúa thuần chất lượng; hỗ trợ sản xuất giống mía có năng suất và chữ đường cao; hỗ trợ sản xuất giống gốc vật nuôi và chính sách hỗ trợ du nhập, chọn lọc, nuôi dưỡng, tuyển chọn cá chép bố, mẹ, cá rô phi bố mẹ thuần chủng để sản xuất giống có năng suất, chất lượng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi

Chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi được triển khai thực hiện từ năm 2016, theo Quyết định 5637/2015/QĐ-UBND ngày 31-12-2015 của UBND tỉnh. Theo đó, tỉnh ta thực hiện 5 chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, gồm: Hỗ trợ nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng mới; hỗ trợ sản xuất hạt giống lúa lai F1 và lúa thuần chất lượng; hỗ trợ sản xuất giống mía có năng suất và chữ đường cao; hỗ trợ sản xuất giống gốc vật nuôi và chính sách hỗ trợ du nhập, chọn lọc, nuôi dưỡng, tuyển chọn cá chép bố, mẹ, cá rô phi bố mẹ thuần chủng để sản xuất giống có năng suất, chất lượng.

Hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi

Khu sản xuất giống của Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Alaka, xã Xuân Bái (Thọ Xuân). Ảnh: Hương Thơm

Để triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, những năm qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố hàng năm xây dựng kế hoạch số lượng và dự toán kinh phí làm căn cứ để sở tham mưu cho UBND tỉnh giao kế hoạch số lượng và kinh phí hỗ trợ cho từng địa phương. Đồng thời, phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ theo quy định. Trên cơ sở kế hoạch, số lượng và dự toán kinh phí của từng địa phương, Sở Tài chính tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt kinh phí; đồng thời, thông báo bổ sung dự toán có mục tiêu cho ngân sách các huyện, thị xã, thành phố để các địa phương chủ động triển khai thực hiện. Về phía UBND các huyện, thị xã, thành phố, căn cứ vào kế hoạch số lượng và kinh phí hỗ trợ hàng năm được tỉnh giao để tổ chức triển khai và chỉ đạo thực hiện. Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, du nhập, chọn tạo, nuôi dưỡng, sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân lập, hoàn thiện hồ sơ để được nhận hỗ trợ theo quy định. Đồng thời, tiếp nhận và thực hiện chi trả tiền ngân sách hỗ trợ theo đúng nội dung cơ chế, chính sách theo đúng đối tượng, không để thất thoát tiền vốn của Nhà nước.

Thực hiện có hiệu quả các giải pháp và các nội dung hỗ trợ đề ra, nên việc thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi theo Quyết định 5637 của UBND tỉnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, cụ thể như: Đã hỗ trợ nghiên cứu, chọn tạo 5 giống cây trồng mới, gồm: 1 giống lúa lai F1 và 4 giống lúa thuần chất lượng cao. Các giống lúa được chọn tạo đều có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sản xuất tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ sản xuất 1.276,5 ha hạt giống lúa lai, sản xuất 4.219 ha giống lúa thuần chất lượng. Đối với chính sách hỗ trợ sản xuất giống mía có năng suất và chữ đường cao, thông qua thực hiện chính sách đã du nhập, khảo nghiệm 2 giống mía mới có năng suất, chữ đường cao. Hỗ trợ nuôi giữ giống gốc được 1.800-2.000 con lợn nái ngoại sinh sản cấp ông, bà; hỗ trợ nuôi giữ giống đàn gia cầm, với 2.000 gà mái, 500 ngan mái và 4.000 vịt mái. Hỗ trợ sản xuất 5,2 tấn giống cá chép bố, mẹ, 6 tấn giống cá rô phi bố, mẹ; từ nguồn giống được hỗ trợ, các tổ chức, cá nhân nhận hỗ trợ đã sản xuất được 20 triệu cá bột giống cá rô phi vằn đơn tính và 150 triệu cá bột giống cá chép lai.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi có ý nghĩa quan trọng trong phát triển nông nghiệp, như: Nhờ việc nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng mới đã giúp tỉnh chủ động và đáp ứng được 30-40% nhu cầu trong sản xuất đại trà, tạo được thương hiệu giống lúa của Thanh Hóa, giúp nông dân giảm áp lực về chi phí so với các giống lúa nhập khẩu. Chính hỗ trợ sản xuất hạt giống lúa lai F1 và giống lúa thuần chất lượng cao đã khuyến khích các doanh nghiệp, HTX đầu tư liên kết sản xuất, hình thành các vùng sản xuất giống lúa hàng hóa, quy mô lớn, tăng hiệu quả kinh tế, giúp chủ động được nguồn giống tại chỗ phục vụ sản xuất lúa gạo chất lượng cao. Chính sách hỗ trợ sản xuất giống mía có năng suất và chữ đường cao đã khuyến khích các công ty mía đường trên địa bàn tỉnh đầu tư trang thiết bị, phòng thí nghiệm nuôi cấy mô hiện đại, từ đó chọn lọc và nhân nhanh các giống mía tốt có năng suất, chữ đường cao, sạch sâu bệnh, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Đối với việc thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ sản xuất giống vật nuôi đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ sở nuôi giữ giống gốc có thêm nguồn lực đầu tư, nâng cấp hạ tầng, xử lý môi trường; hỗ trợ cung cấp đàn giống hậu bị bố mẹ bảo đảm chất lượng, bước đầu đã sản xuất và cung ứng ra thị trường con giống sạch bệnh, tỷ lệ sống cao, giúp năng suất và hiệu quả kinh tế tăng 20-30%. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi được thực hiện tích cực, có hiệu quả còn góp phần tích tụ ruộng đất, phát triển hàng hóa theo hướng quy mô lớn, tập trung, khuyến khích các đơn vị, cá nhân đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho nông dân mở rộng sản xuất.

Hương Thơm


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]