(Baothanhhoa.vn) - Hằng năm tổng sản lượng cây lương thực có hạt trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 1,6 triệu tấn, cây ăn quả hơn 223.000 tấn, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt hơn 230.000 tấn và hơn 170.000 tấn thủy sản... Số liệu trên cho thấy, sản phẩm nông sản của tỉnh ta khá lớn, song việc tổ chức các kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu là do các kênh thông tin từ nhà sản xuất đến hệ thống phân phối và người tiêu dùng còn thiếu và yếu. Nhất là đối với các hộ sản xuất, các HTX là những đối tượng chưa được trang bị các kiến thức cần thiết để tìm cho mình các kênh phân phối hiệu quả. Chính vì vậy, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) để hỗ trợ tiêu thụ nông sản chính là giải pháp hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, an toàn, bảo đảm lợi ích cho người tiêu dùng và nâng cao giá trị của sản xuất nông nghiệp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Hằng năm tổng sản lượng cây lương thực có hạt trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 1,6 triệu tấn, cây ăn quả hơn 223.000 tấn, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt hơn 230.000 tấn và hơn 170.000 tấn thủy sản... Số liệu trên cho thấy, sản phẩm nông sản của tỉnh ta khá lớn, song việc tổ chức các kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu là do các kênh thông tin từ nhà sản xuất đến hệ thống phân phối và người tiêu dùng còn thiếu và yếu. Nhất là đối với các hộ sản xuất, các HTX là những đối tượng chưa được trang bị các kiến thức cần thiết để tìm cho mình các kênh phân phối hiệu quả. Chính vì vậy, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) để hỗ trợ tiêu thụ nông sản chính là giải pháp hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, an toàn, bảo đảm lợi ích cho người tiêu dùng và nâng cao giá trị của sản xuất nông nghiệp.

Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Khách hàng sử dụng điện thoại có kết nối internet để truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn chợ Tây Thành (TP Thanh Hóa).

Thực trạng, một số sản phẩm nông nghiệp như rau củ quả, thịt gia súc, gia cầm... không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn được bán tràn lan trên thị trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng và cản trở sự tiêu thụ các loại nông sản an toàn. Chị Trịnh Thùy Linh, phường Tân Sơn (TP Thanh Hóa), cho biết: Hiện nay việc các loại nông sản gắn mác, “tự phong” là thực phẩm sạch không còn xa lạ. Do đó, người tiêu dùng mong muốn và hướng tới tìm kiếm các loại sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, quy trình sản xuất rõ ràng. Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, thông qua mạng xã hội như Facebook, zalo... và các website, người tiêu dùng có thể tìm đến những thương hiệu nông sản nổi tiếng của tỉnh, như: Bưởi Luận Văn, nước mắm Khúc Phụ, rau Vạn Hà, trứng hữu cơ Hiền Nhuần... điều này không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng mà thúc đẩy hiệu quả kinh tế cho các hộ, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Là một trong những đơn vị thực hiện ứng dụng TMĐT để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, năm 2011, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hiền Nhuần đã đăng ký thương hiệu cho sản phẩm trứng gà sạch. Thông qua website của công ty và các trang mạng xã hội, hằng ngày cung cấp cho thị trường từ 15-20.000 quả trứng được dán tem truy xuất nguồn gốc, kiểm định chất lượng, doanh thu đạt 40 triệu đồng/ngày. Chị Tống Thu Hiền, giám đốc công ty, cho biết: Với lợi thế là có tốc độ nhanh, phạm vi toàn cầu, TMĐT thực sự là giải pháp hữu hiệu để các hộ sản xuất, kinh doanh nông sản có thể đưa thông tin quảng bá đến người tiêu dùng không hạn chế về địa lý. Bên cạnh đó, thông qua TMĐT, đơn vị sản xuất có thể tiến hành giao dịch điện tử, ký kết hợp đồng điện tử đồng thời với nhiều khách hàng mà không phải bỏ quá nhiều thời gian và chi phí. Ngoài ra, đơn vị sản xuất, kinh doanh còn nắm bắt được thị hiếu của thị trường, tiếp nhận những phản hồi của người tiêu dùng về chất lượng của sản phẩm... Qua đó, tự đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng của sản phẩm.

Bên cạnh việc khuyến khích đơn vị sản xuất, kinh doanh nông sản quảng bá thương hiệu, từ năm 2016 trên địa bàn tỉnh ta đã thực hiện minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc điện tử cho các sản phẩm nông sản bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ năm 2016 đến hết tháng 1-2019, toàn tỉnh có 45 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện được cơ quan chức năng cấp mã vạch minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Theo đó, bằng điện thoại thông minh có kết nối internet cài đặt ứng dụng Icheck hoặc ứng dụng VinaCheck, người tiêu dùng khi chụp sản phẩm và quét mã QR-code sẽ thấy trên giao diện thiết bị hình ảnh, thông tin về sản phẩm như nơi sản xuất, giấy chứng nhận, kênh phân phối, thông tin cơ sở chịu trách nhiệm sản xuất, từ đó người tiêu dùng có thể đưa ra ý kiến, phản hồi với nhà sản xuất.

Việc ứng dụng TMĐT để minh bạch thông tin cho sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ta bước đầu đã đạt được hiệu quả, song vẫn gặp nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân được ngành chức năng lý giải là trang thiết bị phục vụ công tác quản lý TMĐT chưa được chú trọng đầu tư và nhiều người tiêu dùng vẫn còn chưa biết cách sử dụng điện thoại để truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Hơn nữa, để các sản phẩm nông nghiệp được dán tem truy xuất nguồn gốc đòi hỏi đơn vị sản xuất phải trang bị hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực để sản xuất đúng quy trình, xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất, kinh doanh.

Bà Lê Thị Huyền Thu, Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm - thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Việc ứng dụng TMĐT hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông sản đã được tỉnh ta triển khai và thực hiện; tuy nhiên, kết quả đạt được chưa như kỳ vọng. Để hỗ trợ việc tiêu thụ nông sản, UBND tỉnh có Kế hoạch 24/KH-UBND, ngày 28-1-2019 về triển khai vận hành phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, những sản phẩm nông sản bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được hỗ trợ quảng bá thương hiệu và giao dịch trực tuyến. Bên cạnh đó, một giải pháp được xem là hữu hiệu nhằm đưa các sản phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng giúp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đó là cần triển khai kết nối chương trình mỗi xã một sản phẩm với TMĐT để xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Đồng thời đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX và các đơn vị sản xuất lớn thiết kế, ứng dụng bao bì, tem nhãn bảo đảm truy xuất nguồn gốc, chống hàng giả.

Bài và ảnh: Lê Hòa


Bài Và Ảnh: Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]