Để tình trạng thiếu giáo viên không còn là bài toán khó
Bước vào năm học 2024-2025, chúng ta tiếp tục đón nhận những thông tin trái chiều liên quan đến nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp “trồng người”.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2023-2024, ngành giáo dục cả nước còn thiếu tới 113.491 giáo viên. Là tỉnh có quy mô giáo dục lớn, Thanh Hóa càng phải đối diện với tình trạng khó khăn này. Tại báo cáo tổng kết năm học 2023-2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa cho biết: Bên cạnh việc thiếu giáo viên cơ học, một bộ phận giáo viên có trình độ chưa đạt chuẩn nhưng lại chưa thể đào tạo nâng trình độ chuẩn, dẫn đến chưa đáp ứng được nhu cầu của các cơ sở giáo dục.
Tuy nhiên, đi qua nỗi buồn, chúng ta được tiếp cận những thông tin tích cực. Các trường đại học sư phạm tiếp tục là mục tiêu của nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THPT, phần lớn là học sinh khá, giỏi với điểm thi rất cao. Thông tin trên báo chí cho biết, Trường Đại học Sư phạm 1 Hà Nội có khoảng 300 học sinh đoạt giải quốc gia, quốc tế đăng ký xét tuyển và đến giữa tuần này đã có hơn 100 học sinh đã xác nhận nhập học. Con số khác là điểm chuẩn tuyển sinh một số ngành học thuộc các trường đào tạo sư phạm ở Trung ương trong nhóm cao nhất các khối ngành tuyển sinh đại học năm nay. Những trường đào tạo ngành sư phạm ở địa phương như Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa) cũng có điểm chuẩn đầu vào từ xấp xỉ từ 25 đến trên 28 điểm.
Như vậy, các trường sư phạm không còn là nơi “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” như có người từng nói. Điều này đem đến “nụ cười vui” cho ngành giáo dục, chất lượng giáo viên trong tương lai không chỉ tăng lên mà nguồn lực giáo viên cũng sẽ đảm bảo hơn. Nhưng đó là chuyện của một số năm nữa, trong khi số lượng, chất lượng giáo viên vẫn là câu chuyện cần kíp trong năm học tới.
Đối diện tình trạng này nhiều địa phương cho biết đang nỗ lực tháo gỡ, tỉnh Thanh Hóa cũng trong số đó. Một trong những nhiệm vụ của năm học 2024-2025 được Sở Giáo dục và Đào tạo đề ra là, phát triển đội ngũ giáo viên bảo đảm đủ số lượng và nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Theo đó, tiếp tục rà soát số lượng chỉ tiêu biên chế và số lượng giáo viên hiện có của các địa phương để tham mưu tuyển dụng.
Có thể nói, nguồn cung giáo viên hiện không thiếu, nhưng vấn đề được các cơ sở giáo dục đề cập, kiến giải tại nhiều hội nghị giáo dục đó là cần phải có sự đồng bộ giữa đào tạo và sử dụng. Việc thiếu giáo viên phần lớn do công tác dự báo chưa tốt, bên cạnh đó là rào cản về chính sách. Hiện tỉnh Thanh Hóa đang gặp khó khăn như nhiều địa phương khác đó là phải thực hiện quy định cắt giảm 10% biên chế sự nghiệp giáo dục đến năm 2026 so với biên chế giao năm 2023. Bên cạnh đó, công tác tuyển dụng, đãi ngộ ở một số địa phương cũng còn những băn khoăn.
Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, bên cạnh sự quan tâm của Đảng theo Kết luận số 91-KL/TW, ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị thực hiện chủ trương lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng miền, thì việc tuyển dụng cũng cần có những thay đổi với sự minh bạch tối đa, để sinh viên ra trường có thể tiếp cận, tham gia giảng dạy ngay, không làm lãng phí nguồn nhân lực, giảm cơ hội học tập của học sinh.
Lam Vũ
{name} - {time}
-
2024-12-14 17:19:00
17 năm đồng hành cùng ngành giáo dục xứ Thanh
-
2024-12-14 14:16:00
Xây dựng trường chuẩn quốc gia - tiền đề nâng cao chất lượng giáo dục
-
2024-08-22 14:16:00
Quỹ học bổng Lê Viết Ly “chắp cánh” cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học
Giáo dục mũi nhọn huyện Quảng Xương nằm trong tốp đầu toàn tỉnh
Bứt phá điểm số với khóa học PTE cho người mới bắt đầu tại PTE Magic
Học sinh lớp 1 náo nức tựu trường
Khẳng định vị thế số 1 của giáo dục xứ Thanh
Cẩm Thủy triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025
Các trường đại học, cao đẳng công bố điểm chuẩn
Top 5 chứng chỉ tiếng Anh hot nhất cho sinh viên 2024
Chuẩn bị cho mục tiêu “gặt hái” thêm nhiều “quả ngọt”
Hậu Lộc: Tổng kết năm học 2023-2024 và triển khai nhiệm vụ năm học mới