(Baothanhhoa.vn) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Không chỉ là tấm gương sáng, mẫu mực trong thực hành tiết kiệm mà trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc tiết kiệm, chống lãng phí để tăng gia sản xuất, tích trữ thêm vốn cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh thực hành “Tiết kiệm, chống lãng phí” theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Không chỉ là tấm gương sáng, mẫu mực trong thực hành tiết kiệm mà trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc tiết kiệm, chống lãng phí để tăng gia sản xuất, tích trữ thêm vốn cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Đẩy mạnh thực hành “Tiết kiệm, chống lãng phí” theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát chuyên đề thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại huyện Ngọc Lặc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc phòng, chống lãng phí trong hoạt động của các cơ quan công quyền. Theo Bác, đi liền với tham nhũng là lãng phí, đó là hai thứ “giặc nội xâm” làm hại dân, hại nước. Người chỉ ra các dạng lãng phí: lãng phí về lao động: thể hiện ở việc gì ít người cũng làm được mà vẫn dùng nhiều người; lãng phí thì giờ: việc gì có thể làm trong một ngày, một buổi cũng kéo dài đến mấy ngày; lãng phí tiền của Nhà nước, cơ quan, bản thân mình: ăn tiêu xa xỉ, tiêu xài không hợp lý, mắc bệnh “phô trương, hình thức”.

Điển hình trong lãng phí của công là các cơ quan dùng điện, nước, vật liệu một cách vô tội vạ, dùng xe vào mục đích cá nhân, sử dụng xăng, dầu phí phạm; các xí nghiệp dùng máy móc, nguyên vật liệu không đúng mức; các dự án đầu tư dàn trải, không hiệu quả...

Những thứ bệnh đó, theo Bác, một phần là do hậu quả của xã hội cũ để lại, do lòng tư lợi, ích kỷ, hại dân mà ra; mặt khác, do ý thức tập thể kém, tùy tiện, “của chung không ai lo”, làm được chăng hay chớ, cốt xong việc của mình. Điều này tất yếu dẫn đến chất lượng, hiệu quả công việc thấp, thâm hụt ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và mức sống của Nhân dân.

Trong những lần về thăm Thanh Hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn phải hết sức tiết kiệm, tiết kiệm không chỉ làm lợi cho đất nước mà theo Bác, tiết kiệm là để phục vụ chính đồng bào Thanh Hóa, “thực hành tiết kiệm, để dần dần đi đến mọi người dân được cải thiện sinh hoạt, ăn no, mặc ấm”. Trong sản xuất, Bác yêu cầu chính quyền phải chăm lo hơn nữa đến lao động, sản xuất của Nhân dân, “sản xuất mà không tiết kiệm như gió vào nhà trống”.

Bác căn dặn: “Cần phải biết tiết kiệm thời gian để lao động sản xuất”. Nói chuyện với đại biểu Nhân dân Thanh Hóa năm 1957, Bác nói “Chơi có nên không? Nên. Nhưng phải có chừng độ. Chơi quá độ, bừa bãi, không nên. Nếu chơi nhiều thì không tăng gia, sản xuất, học tập được”.

Hiện nay, hiện tượng lãng phí vẫn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng khác nhau, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển, gây suy giảm lòng tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thẳng thắn chỉ ra: “Tham nhũng, lãng phí trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội”.

Kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn xác định đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng Đảng. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, kết luận về phòng, chống lãng phí. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Ban Bí thư (khóa XI) ban hành Chỉ thị số 21-CT/TW về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Bộ Chính trị (khóa XIII) ban hành Chỉ thị 27-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách.

Thực hiện chủ trương của Đảng, tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW, kế hoạch hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW, yêu cầu đội ngũ cán bộ chủ chốt toàn tỉnh, các sở, ngành, địa phương quán triệt, nâng cao nhận thức, tổ chức thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và xã hội, của từng cơ quan, đơn vị, địa phương; chú trọng xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể để thực hiện công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phân công, phân cấp cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, từng cán bộ, công chức, viên chức, gắn với công tác kiểm tra, đánh giá thường xuyên, đảm bảo việc thực hiện hiệu quả, có chất lượng; nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

UBND tỉnh đẩy mạnh thực hiện các nhóm giải pháp trong chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ và tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025. Theo đó, tỉnh đã thực hiện cơ cấu lại các khoản chi ngân sách, yêu cầu sử dụng có hiệu quả ngay từ khâu phân bổ và trong quá trình quản lý, điều hành ngân sách; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công... Đặc biệt, quan tâm cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết, triệt để cắt giảm chi thường xuyên, nhất là chi mua sắm công, đi công tác để dành chi cho đầu tư phát triển, nhất là các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, thiết yếu; tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát; đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động, đổi mới quản trị, công nghệ, cơ cấu lại sản phẩm, ngành, nghề, cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh; triển khai phương án sắp xếp lại, xử lý toàn bộ tài sản công, trụ sở làm việc không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích, không để lãng phí, thất thoát tài sản của Nhà nước.

Bên cạnh đó, tăng cường công khai, minh bạch hoạt động công vụ, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cải cách hành chính, nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện nghiêm việc công khai, minh bạch trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, thời gian xử lý, tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp, xóa bỏ cơ chế “xin - cho”; triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương, chỉ đạo của trung ương về sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, điều chuyển, thay thế những cán bộ, công chức, viên chức có năng lực yếu kém, vi phạm kỷ luật, kỷ cương, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm, để trì trệ và không đáp ứng yêu cầu công việc.

Với những giải pháp căn cơ, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh. Chỉ tính riêng năm 2023, toàn tỉnh tiết kiệm chi thường xuyên 259,574 tỷ đồng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước 578,6 tỷ đồng, không (hoặc chưa) chấp thuận chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với 95 hồ sơ, dự án chưa đảm bảo các điều kiện theo quy định, thông báo hết hiệu lực quyết định chủ trương đầu tư đối với 35 dự án, qua đó tránh lãng phí trong hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên trên địa bàn tỉnh.

Với những kết quả nổi bật đó, tỉnh quyết tâm đưa công tác phòng, chống lãng phí thành nhiệm vụ thường xuyên, liên tục với mục tiêu cao nhất là huy động mọi nguồn lực đầu tư xã hội đồng, thời sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vốn đầu tư công, các khoản chi từ ngân sách nhà nước.

Đỗ Duy Đông (CTV)


Đỗ Duy Đông (CTV)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]