Đấu tranh với luận điệu xuyên tạc nhằm hạ thấp vai trò tổ chức công đoàn
Thời gian qua, một số thế lực phản động rêu rao rằng, tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài chỉ mang tính hình thức, không dám đấu tranh với lãnh đạo DN, với ông chủ. Họ cũng chỉ là người làm thuê và chịu sự quản lý của người sử dụng lao động và thậm chí, có thể bị sa thải nếu làm trái ý chủ DN... Những luận điệu xuyên tạc này liên tục được các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đăng tải trên các trang mạng xã hội để hạ thấp vai trò, uy tín cũng như tạo nên hình ảnh méo mó về tổ chức công đoàn; gây tâm lý hoang mang, dao động, hoài nghi của công nhân lao động với tổ chức công đoàn.
Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Võ Mạnh Sơn trao quà cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Điều 10, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định: Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động (NLĐ) được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho NLĐ, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị, DN về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của NLĐ; tuyên truyền, vận động NLĐ học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Qua quá trình hoạt động với bề dày truyền thống 95 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công đoàn Việt Nam đã và đang phát huy vai trò, sứ mệnh của mình, là tổ chức đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho NLĐ. Thực tế đã chứng minh, không có tổ chức nào ngoài công đoàn xứng đáng là đại diện, bảo vệ quyền lợi NLĐ.
Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, tại Thanh Hóa, các cấp công đoàn đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện chăm lo đời sống, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước; qua đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hiệu quả, có sức lan tỏa, được đoàn viên, NLĐ, cấp ủy, chính quyền và người sử dụng lao động ghi nhận. Đặc biệt, vai trò của công đoàn còn được thể hiện rõ nét khi các DN có tổ chức công đoàn trên địa bàn tỉnh đều ký thỏa ước lao động tập thể với các điều khoản có lợi hơn cho đoàn viên, NLĐ so với quy định của pháp luật. Các bản thỏa ước lao động tập thể đã tập trung đi sâu vào nội dung về cam kết việc làm, thời gian làm việc, giờ nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương an toàn vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với NLĐ.
Bên cạnh đó, công tác chăm lo cho đoàn viên, NLĐ tiếp tục được triển khai kịp thời, thiết thực, hiệu quả; các hoạt động chăm lo đa dạng, có nhiều đổi mới. Trong 6 tháng đầu năm 2024, công đoàn các cơ quan, đơn vị, DN đã tổ chức thăm hỏi và tặng quà cho 563.401 lượt đoàn viên, NLĐ với tổng trị giá 343,9 tỷ đồng; trong đó các cấp công đoàn thăm hỏi, hỗ trợ 157,8 tỷ đồng; người sử dụng lao động, DN hỗ trợ 186,1 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ “Hỗ trợ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động Công đoàn Thanh Hóa”, LĐLĐ tỉnh đã hỗ trợ xây mới, sửa chữa 81 nhà “Mái ấm công đoàn” với tổng số tiền hỗ trợ là 3,2 tỷ đồng cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Các cấp công đoàn tổ chức ký kết thực hiện thỏa thuận hợp tác với 114 đối tác với nội dung cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với chất lượng tốt, giá thành ưu đãi so với thị trường cho đoàn viên, NLĐ. Kết quả, có 38.197 lượt đoàn viên, NLĐ được hưởng thụ với số tiền ưu đãi là 6,81 tỷ đồng.
Với phương châm hướng về cơ sở, vì lợi ích đoàn viên, NLĐ, Công đoàn Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS&CKCN) tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đáp ứng yêu cầu của tổ chức công đoàn trong tình hình mới. Chủ tịch công đoàn KKTNS&CKCN tỉnh Thanh Hóa Ngô Thế Anh cho biết: Xác định chăm lo đời sống, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ là nhiệm vụ trọng tâm, công đoàn KKTNS&CKCN tỉnh chỉ đạo các công đoàn cơ sở thường xuyên đồng hành cùng DN; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách cho NLĐ tại các DN; quan tâm nắm bắt tình hình tâm tư nguyện vọng của đoàn viên, công nhân lao động để tháo gỡ kịp thời vướng mắc ngay tại cơ sở. Công đoàn KKTNS&CKCN tỉnh đã chỉ đạo, xây dựng và ra mắt mô hình 3V “Vì công nhân lao động, vì tổ chức công đoàn, vì sự phát triển bền vững của DN” tại Công ty TNHH Giày Aleron Việt Nam; mô hình “Góc văn hóa công nhân” tại 6 DN... Đây là các mô hình mới, hướng đến đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, công nhân, lao động.
Với nhiều cách làm đổi mới, sáng tạo, Công đoàn Thanh Hóa đã và đang tập trung triển khai hiệu quả các mặt hoạt động, chăm lo ngày càng tốt hơn cho đoàn viên, NLĐ. Từ đó, khẳng định vai trò, vị trí của tổ chức công đoàn là điểm tựa vững chắc của đoàn viên, NLĐ. Bởi vậy, đội ngũ công nhân, viên chức, lao động cần có lập trường tư tưởng vững vàng, tỉnh táo, cảnh giác để không bị lôi kéo, kích động trước các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động nhằm hạ thấp vai trò, uy tín của tổ chức công đoàn.
Bài và ảnh: Thanh Huê
{name} - {time}
-
2024-12-13 16:51:00
Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nền nông nghiệp toàn diện
-
2024-12-13 16:00:00
Cho ý kiến về việc xây dựng Đề án kết thúc hoạt động của Đảng ủy Khối cơ quan TW
-
2024-07-18 17:52:00
Nhân rộng điển hình dân vận khéo ở Yên Định
Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở để khơi dậy sức dân
Đảng bộ Công ty Điện lực Thanh Hóa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2024
Đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành tài nguyên và môi trường
Mấy cảm nhận về cuốn sách mới của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bước tiến trong xây dựng chính quyền điện tử
Đông Sơn xây dựng nền hành chính vì Nhân dân phục vụ
Đổi mới, nâng cao chất lượng cải cách hành chính ở Nông Cống
Phát triển đảng viên mới – những dấu ẩn nổi bật
Mường Lát nâng cao chất lượng công tác giám sát, xây dựng đảng bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh