Đại diện cấp cao của EU về đối ngoại: Đừng để Nga chia rẽ Mỹ và Châu Âu
Một rạn nứt xuyên Đại Tây Dương sẽ khiến Nga mạnh hơn. “Chúng ta đừng trao cho họ điều đó”, người đứng đầu bộ phận đối ngoại của EU cho biết.
Ảnh: Euronews.
Phát biểu trực tiếp trên chương trình Europe Today của Euronews, người đứng đầu bộ phận đối ngoại của EU Kaja Kallas cho biết “không có bất đồng” giữa Brussels và chính quyền Mỹ, đồng thời kêu gọi cả hai bên giữ vững sự đoàn kết trước hành động của Nga ở Ukraine.
Kallas cũng cho biết các cuộc đàm phán hiện tại chỉ là “ngoại giao con thoi” và châu Âu sẽ có chỗ khi các cuộc đàm phán chính thức về giải pháp hòa bình bắt đầu.
"Đây là ngoại giao con thoi. Hiện tại vẫn chưa có bàn đàm phán nào. Nhưng chúng ta đang cố gắng nắm bắt vị thế của các bên", bà nói, một ngày sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong đó cả hai tổng thống đều đồng ý tạm dừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine trong 30 ngày.
Khi được hỏi về phản ứng đối với cuộc gọi Putin-Trump, Kallas cho biết: "Thật sự rất vui khi thấy mọi việc diễn ra. Donald Trump đã nói rõ viện trợ cho Ukraine không được thảo luận. Putin nói rằng vấn đề này đã được thảo luận. Tôi tin tưởng Trump hơn là Tổng thống Putin về vấn đề này", Kallas giải thích.
Theo các báo cáo, Tổng thống Nga Putin yêu cầu phương Tây dừng cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine như một điều kiện tiên quyết cho lệnh ngừng bắn có giới hạn trong 30 ngày. Sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với Fox News rằng vấn đề viện trợ quân sự “không được thảo luận”.
Kallas đã đệ trình một đề xuất giải ngân khoản hỗ trợ quân sự mới trị giá 40 tỷ euro cho Ukraine, nếu được chấp thuận, có thể tăng cường cung cấp đạn pháo, hệ thống phòng không, tên lửa, máy bay không người lái và máy bay chiến đấu.
Bản dự thảo đề xuất, sẽ chứng kiến “các quốc gia có thể tham gia” đưa ra cam kết, nghĩa là không cần sự chấp thuận nhất trí của tất cả 27 quốc gia thành viên EU. Đồng thời mở cửa cho các nước không thuộc EU có cùng chí hướng tham gia, chẳng hạn như Vương quốc Anh và Na Uy, gợi ý về sự chuyển dịch sang “liên minh tự nguyện”.
Sáng kiến của Kallas sẽ được đưa ra tranh luận khi các nhà lãnh đạo EU họp tại Brussels. Vẫn còn nhiều câu hỏi về việc liệu khoản lợi nhuận trị giá 18 tỷ euro bị tịch thu từ tài sản của Nga bị đóng băng tại EU có nằm trong gói kế hoạch đó hay không.
Cơ quan điều hành EU cũng dự kiến công bố một văn bản với các đề xuất cụ thể về cách tăng cường khả năng phòng thủ của châu Âu.
“Chúng ta càng mạnh thì khả năng xảy ra chiến tranh càng thấp”, Kallas nói. "Chúng ta cần phải làm nhiều hơn cho quốc phòng của mình. Chúng ta cũng cần phải làm nhiều hơn cho Ukraine để họ càng mạnh trên chiến trường thì họ càng mạnh trên bàn đàm phán".
TD
{name} - {time}
-
2025-07-09 15:19:00
Boeing ghi nhận quý giao hàng thương mại cao nhất trong 7 năm
-
2025-07-09 15:02:00
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol có thể bị bắt giữ lần thứ 2
-
2025-07-09 13:08:00
Mỹ: Hơn 160 người vẫn mất tích sau trận lũ quét nghiêm trọng tại bang Texas
Trung Quốc: 200 học sinh bị ngộ độc lượng chì cao gấp 2.000 lần tiêu chuẩn
Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa chống ngầm ERASR
Tổng thống Pháp thăm Anh, nỗ lực “hâm nóng” mối quan hệ song phương
Israel lần đầu tiết lộ về cơ sở quân sự trúng không kích của Iran
Mỹ và các đồng minh hợp tác chống lại nạn bắt giữ con tin trên toàn cầu
Hàn Quốc-Mỹ diễn tập chỉ huy chiến đấu quy mô lớn
Tổng thống Ukraine kêu gọi sự minh bạch sau điện đàm Nga - Mỹ
Những điểm chính trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ và Tổng thống Nga
Triều Tiên trở thành nước sở hữu bitcoin lớn thứ 3 thế giới