(Baothanhhoa.vn) - Nhận thức rõ “tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở” được gắn liền với vai trò lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở địa phương, thời gian qua, Đảng bộ huyện Mường Lát đã tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường củng cố, xây dựng TCCSĐ, nhất là ở các Đảng bộ, chi bộ xã, thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

“Chìa khóa” để xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở vùng biên Mường Lát

Nhận thức rõ “tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở” được gắn liền với vai trò lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở địa phương, thời gian qua, Đảng bộ huyện Mường Lát đã tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường củng cố, xây dựng TCCSĐ, nhất là ở các Đảng bộ, chi bộ xã, thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

“Chìa khóa” để xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở vùng biên Mường Lát

Lãnh đạo xã Tam Chung trao đổi, nắm bắt tình hình sản xuất của người dân bản Ón.

Xã Quang Chiểu là địa phương đi đầu trong công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới của huyện Mường Lát. Đảng bộ xã có 18 chi bộ trực thuộc, với 272 đảng viên. Xác định, công tác phát triển đảng viên là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng, để nâng cao chất lượng công tác kết nạp đảng viên, các cấp ủy, nhất là chi bộ khối nông thôn đã thực hiện tốt nhiều khâu, nhiều bước theo quy trình chặt chẽ, nghiêm túc. Trong đó, khâu tạo nguồn, bồi dưỡng đối tượng kết nạp đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng. Do vậy, hàng năm, Đảng ủy xã đã chủ động xây dựng kế hoạch tạo nguồn, bồi dưỡng đối tượng kết nạp đảng; phân công cấp ủy viên, các đoàn thể theo dõi, giúp đỡ các chi bộ, nhất là các chi bộ vùng sâu, vùng xa, nguồn quần chúng ít.

Cùng với việc giao chỉ tiêu cụ thể cho từng chi bộ, Đảng ủy xã Quảng Chiểu còn lấy kết quả công tác bồi dưỡng, phát triển đảng viên ở cơ sở làm căn cứ để đánh giá xếp loại tổ chức đảng. Bên cạnh đó, các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Đề án “Phát triển tổ chức đảng, đảng viên và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn xã Quang Chiểu”. Từ cách làm này, đã kịp thời bổ sung một lực lượng đảng viên trẻ, năng động, sáng tạo có bản lĩnh chính trị, trình độ văn hóa, lý tưởng cách mạng cho các tổ chức đảng trên địa bàn. Minh chứng là năm 2010, Đảng bộ xã có 184 đảng viên thì đến nay, tổng số đảng viên của Đảng bộ xã đã tăng lên 272 đồng chí. Đi liền với đó, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị của đội ngũ đảng viên cũng từng bước được nâng lên. Toàn đảng bộ có 2 đảng viên trình độ thạc sĩ, 95 đồng chí trình độ đại học, cao đẳng, 32 trung cấp và 85 đồng chí có trình độ sơ cấp, trung cấp lý luận chính trị.

Trước yêu cầu thực tiễn công tác xây dựng Đảng, nhất là việc xóa “trắng” đảng viên, xóa “trắng” chi bộ, chi bộ sinh hoạt ghép ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn khu vực miền núi trong tỉnh nói chung và huyện Mường Lát nói riêng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Kết luận số 50-KL/TU, ngày 20-4-2010 về “Phát triển đảng viên và chi bộ ở thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn". Với sự quan tâm sâu sát, thường xuyên kịp thời của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Lát tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường cán bộ là công an, bộ đội, biên phòng, viên chức ngành giáo dục, công chức xã về các thôn, bản làm phó bí thư chi bộ, nhằm kịp thời giúp đỡ các đồng chí bí thư chi bộ là người Mông. Trong đó, nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu là xoá “trắng” đảng viên ở các bản chưa có đảng viên và các chi bộ sinh hoạt ghép. Đến tháng 3-2014, Đảng bộ huyện Mường Lát đã xóa được bản “trắng” chi bộ, “trắng” đảng viên và chi bộ sinh hoạt ghép. Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Lát đã chỉ đạo Đảng bộ các xã có đồng bào Mông sinh sống, như Tam Chung, Trung Lý, Mường Lý thành lập 24/26 chi bộ, qua đó, góp phần đưa 26/26 bản đồng bào Mông có chi bộ đảng...

Điểm nổi bật nữa trong xây dựng, củng cố TCCSĐ ở huyện Mường Lát là việc kiện toàn, sắp xếp các loại hình TCCSĐ. Bám sát Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập... Ban Thường vụ Huyện ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác cán bộ, gắn với sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn tổ chức bộ máy và đạt được những kết quả quan trọng. Cụ thể, Ban Thường vụ Huyện ủy đã bố trí đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo đồng thời là Giám đốc Trung Chính trị huyện; Trưởng Ban Dân vận kiêm Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện. Nhất thể hóa 8/8 Bí thư Đảng ủy là Chủ tịch HĐND xã; sáp nhập 7 đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện, sáp nhập 1 xã về thị trấn Mường Lát, sáp nhập 4 bản thành 2 bản. Thực hiện bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã và thành lập 8 chi bộ công an xã, thị trấn trong toàn huyện.

Mặt khác, Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Lát còn chú trọng xây dựng đội ngũ cấp ủy viên, bí thư cấp ủy bảo đảm về số lượng, tiêu chuẩn theo quy định, nhờ đó trình độ chuyên môn, năng lực công tác ngày càng được nâng lên. Tổng số cấp ủy cơ sở của huyện hiện nay là 193 người. Trong đó, có 180 đồng chí trình độ chuyên môn từ trung cấp đến thạc sĩ; 194 đồng chí có trình độ sơ cấp lý luận chính trị trở lên. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới, nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho đội ngũ cán bộ các cấp, gắn với tiêu chuẩn chức danh và quy hoạch cán bộ được quan tâm, chú trọng.

Hiện nay, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số cấp ủy cơ sở trên địa bàn huyện Mường Lát đã được nâng lên. Đây chính là yếu tố quyết định đến việc đưa nhanh các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo của Mường Lát trong những năm qua. Đồng thời, tiếp tục thực hiện thành công Nghị quyết số 11-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, sớm đưa Mường Lát thoát ra khỏi danh sách huyện nghèo.

Bài và ảnh: Trần Thanh


Bài và ảnh: Trần Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]