Các đơn vị lữ hành đẩy mạnh khai thác thị trường du lịch Thanh Hóa
Trong thời gian gần đây, Thanh Hóa được biết đến là điểm đến với nhiều trải nghiệm, sản phẩm, dịch vụ mới, hấp dẫn. Theo đó, các đơn vị lữ hành trong và ngoài tỉnh đã và đang đẩy mạnh xây dựng, khai thác đa dạng chương trình nhằm thu hút khách đến Thanh Hóa.
Với năng lực phục vụ và đáp ứng nhu cầu của tất cả phân khúc khách hàng, Khu đô thị du lịch biển Sầm Sơn được các đơn vị lữ hành đẩy mạnh khai thác.
Theo nhận định của các chuyên gia du lịch, có rất nhiều nguyên nhân khiến du lịch Thanh Hóa trở thành “tâm điểm” thu hút sự quan tâm của nhiều đơn vị lữ hành lớn của tỉnh và trong cả nước từ đầu năm 2024 đến nay. Trong đó, một số nguyên nhân chính được chỉ ra như: sản phẩm, dịch vụ du lịch mới với mức giá hấp dẫn; giá vé máy bay các chặng nội địa cao; hệ thống giao thông kết nối đến Thanh Hóa thuận tiện; xu hướng du lịch ngắn ngày; các khu du lịch biển đáp ứng được nhu cầu của các đoàn khách lớn trong dịp hè... Đặc biệt, Thanh Hóa sở hữu đa dạng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của tất cả các phân khúc, thị trường khách.
Giám đốc Vietravel - Chi nhánh Thanh Hóa Trần Thị Nga cho biết: “Từ đầu năm đến nay, cùng với các thị trường khách truyền thống từ các tỉnh, thành phía Bắc thì lượng khách từ các thị trường như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Quảng Ngãi... tăng khoảng 20% so với năm 2023. Trong đó, khách hàng chủ yếu quan tâm đến sản phẩm du lịch biển và Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông. Với đà tăng trưởng như hiện nay, dự kiến lượng khách từ các tỉnh, thành khu vực phía Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh cho đến hết tháng 8. Chính vì vậy, bên cạnh việc tập trung khai thác chùm tour “Âm vang xứ Thanh”, gồm 12 chương trình khám phá, trải nghiệm độc đáo, trong thời gian tới chúng tôi sẽ đẩy mạnh khai thác các điểm đến, sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách du lịch từ các thị trường du lịch trọng điểm đến với Thanh Hóa”.
Được biết, cùng với chiến lược khai thác khách du lịch nội tỉnh, nhiều đơn vị lữ hành trên địa bàn tỉnh đã chủ động kết nối, khai thác nguồn khách từ các thị trường phân phối khách trong nước. Nổi bật nhất hiện nay là một số hành trình như: Hà Nội - Thanh Hóa; TP Hồ Chí Minh - Thanh Hóa; Đà Nẵng - Thanh Hóa; Ninh Bình - Thanh Hóa; Nghệ An - Thanh Hóa... Trong đó các tour du lịch 2 ngày 1 đêm và 3 ngày 2 đêm được đông đảo du khách lựa chọn.
Nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của du khách, cùng với việc khai thác sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, phần lớn các đơn vị lữ hành khai thác tour du lịch đến Thanh Hóa đều đưa các khu, điểm du lịch cộng đồng vào chương trình khám phá. Tuy nhiên, với công suất phục vụ từ 20 - 100 khách/cơ sở lưu trú đã và đang là hạn chế lớn nhất khiến các khu, điểm du lịch sinh thái cộng đồng khó tiếp cận được các đoàn khách lớn. Trong khi đó, quỹ phòng còn trống tại các khu nghỉ dưỡng tại Pù Luông (Bá Thước) hay bản Mạ (Thường Xuân)... dịp cuối tuần luôn ở mức thấp (khoảng 10 - 20%). Chính vì vậy, mặc dù khả năng kết nối, hút khách từ các khu du lịch biển của tỉnh là rất lớn, song nhiều đơn vị lữ hành vẫn khó để xây dựng tour liên kết đối với những đoàn khách lớn.
Khu Di tích lịch sử Lam Kinh (Thọ Xuân) - điểm đến được hầu hết các đơn vị lữ hành đưa vào chương trình tham quan, khám phá xứ Thanh.
Giám đốc Kinh doanh VNPuls Travel (TP Thanh Hóa) Nguyễn Hà Phương nhận định: “Thực tế nhu cầu lưu trú dài ngày của du khách khi đến Thanh Hóa ngày càng tăng, đặc biệt là khách đến từ một số tỉnh, thành khu vực Tây Bắc và Đông Nam bộ. Về phía các đơn vị lữ hành hoàn toàn có thể xây dựng thêm một số chương trình tour khám phá xứ Thanh dài ngày, kết nối nguồn khách từ các khu du lịch biển với các khu du lịch sinh thái cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, hiện đang là mùa cao điểm du lịch hè, năng lực đón khách lớn nhất vẫn là các khu, điểm du lịch biển, phù hợp với hoạt động nghỉ dưỡng và chương trình teambuilding của khách đoàn. Đối với các sản phẩm du lịch sinh thái cộng đồng vẫn sẽ tập trung cho thị trường khách các tỉnh phía Bắc và khách quốc tế”.
Đại diện một số doanh nghiệp lữ hành cho biết, trong thời gian tới các doanh nghiệp sẽ tập trung đẩy mạnh khai thác các sản phẩm du lịch biển - du lịch văn hóa - sinh thái cộng đồng trong cùng một chương trình trải nghiệm nhằm kéo dài thời gian lưu trú, tăng khả năng chi tiêu của du khách. Tuy nhiên, để du lịch Thanh Hóa thực sự hấp dẫn, để lại ấn tượng trong lòng du khách, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch cần chú trọng nâng cao chất lượng, đưa các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch tiêu biểu của tỉnh vào chương trình tour, đặc biệt là trong thời gian cao điểm du lịch hè. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước, cần phát huy hơn nữa vai trò định hướng, đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình xây dựng, quảng bá sản phẩm du lịch đến đông đảo du khách trong nước và quốc tế.
Bài và ảnh: Hoài Anh
{name} - {time}
-
2024-12-13 13:10:00
Sẵn sàng đón khách dịp Tết Dương lịch
-
2024-12-13 10:09:00
Phát triển du lịch gắn với bảo tồn làng nghề
-
2024-07-24 15:13:00
Nippon Travel: Chắp cánh ước mơ đoàn tụ gia đình Việt - Nhật
Phát huy giá trị di sản - thêm sản phẩm “du lịch xanh”
Khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch năm 2024
Du lịch Bá Thước đổi mới để thu hút khách
Phát triển du lịch nông thôn gắn với đặc trưng vùng miền
Sông núi Lam Kinh nuôi tâm thức
Resorts International - Lựa chọn lý tưởng cho kỳ nghỉ đẳng cấp
Học người Nhật cách đối phó quá tải du lịch
Du lịch Thanh Hóa “kích cầu” những tháng cuối năm
Phát triển du lịch xanh: Chuyển biến từ nhận thức đến hành động