Bộ GD&ĐT: Ngừng cho học sinh đến trường nếu mất an toàn do mưa lũ
Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở trực thuộc kiểm tra các cơ sở giáo dục gần sông suối, khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất, ngừng cho học sinh đến trường nếu mất an toàn.
Trường học bị ngập tại huyện Thanh Trì, Hà Nội, học sinh phải chuyển sang học trực tuyến. (Ảnh: NTCC)
Ngày 10/9, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có Công điện gửi Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh/thành phố về việc chỉ đạo công tác khắc phục sau bão số 3 (Yagi). Công điện nêu rõ: Hoàn lưu bão số 3 gây mưa lớn ở diện rộng, làm thiệt hại nặng nề cho các địa phương. Để nhanh chóng khắc phục hậu quả và sớm ổn định hoạt động dạy và học, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.
Theo đó, phối hợp với các cơ quan y tế để khử trùng, làm vệ sinh trường lớp, phòng ngừa nguy cơ dịch bệnh bùng phát sau bão. Đảm bảo điều kiện an toàn trường học, vệ sinh môi trường trước khi đón học sinh trở lại trường.
Thời gian mưa lâu, kéo dài làm cho đất ngấm nước bị mềm, yếu, nguy cơ gây sạt lở đất rất cao, cần chủ động rà soát, kiểm tra các công trình có nguy cơ mất an toàn để có phương án sửa chữa, khắc phục. Cương quyết không đưa vào sử dụng các công trình không đảm bảo chất lượng, có nguy cơ đổ sập.
Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các địa phương lên kế hoạch và triển khai ngay việc sửa chữa cơ sở hạ tầng trường học, đặc biệt ưu tiên các hạng mục có nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn của giáo viên và học sinh. Di dời học sinh, giáo viên, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học khỏi các khu vực bị hư hại nặng hoặc chưa an toàn.
Rà soát hệ thống cây xanh, tường rào, cổng trường, có phương án tỉa cành, phòng chống sập tường, đổ cây. Đặc biệt kiểm tra các điểm trường, các cơ sở giáo dục gần sông suối, gần khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất để cảnh báo hoặc ngừng cho học sinh đến trường nếu mất an toàn.
Đảm bảo cung cấp kịp thời các nhu yếu phẩm và trang thiết bị dạy học cần thiết cho các cơ sở giáo dục bị ảnh hưởng. Tổ chức hỗ trợ tâm lý cho giáo viên và học sinh bị ảnh hưởng bởi bão, đặc biệt là các gia đình bị thiệt hại về người và tài sản.
Tăng cường phối hợp với các ban ngành địa phương trong việc cứu trợ và khắc phục hậu quả sau bão, đặc biệt là hỗ trợ các gia đình giáo viên, học sinh chịu thiệt hại nặng.
Có kế hoạch chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng vật dụng cần thiết cho học sinh các trường bán trú, nội trú đảm bảo an toàn, chu đáo, thuận tiện cho học sinh.
Các sở GD&ĐT tổng hợp tình hình thiệt hại và các biện pháp khắc phục, xử lý, gửi đến cấp có thẩm quyền và báo cáo chi tiết về Bộ GD&ĐT trước ngày 15/9/2024 để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
Theo VTV
{name} - {time}
-
2024-11-21 10:11:00
IELTS 7.0 cần bao nhiêu từ vựng? Bí quyết học từ vựng hiệu quả
-
2024-11-21 10:01:00
Đầu tư mua sắm trang thiết bị theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 gặp khó
-
2024-09-10 14:48:00
Hướng dẫn thực hiện các khoản thu trong các cơ sở giáo dục công lập, năm học 2024-2025
Hợp tác và liên kết đào tạo ở Trường Đại học Hồng Đức
Kết nối với các vườn ươm, làng đổi mới sáng tạo, startup, SME, hợp tác xã, làng nghề trên cả nước
Mường Lát công bố các quyết định về công tác cán bộ ngành giáo dục
Rút ngắn đường đến trường
Trường Cao đẳng Nghề số 4 Bộ Quốc phòng - Phân hiệu Đào tạo Thanh Hóa khai giảng năm học mới
Lễ khai giảng đầu tiên với chủ đề “Trải nghiệm thế giới thông minh” của FPT School Thanh Hoá
Kỳ vọng một “mùa” vui
Hân hoan ngày hội khai trường
Nhiều trường học trên địa bàn Thanh Hóa khai giảng năm học mới 2024-2025