(Baothanhhoa.vn) - Xác định việc bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa không chỉ góp phần giữ gìn di sản văn hóa, mà còn đưa di tích trở thành điểm đến hấp dẫn cho người dân và du khách, huyện Triệu Sơn đã ưu tiên dành nguồn lực để làm tốt công tác này.

Bảo tồn, phát huy giá trị di tích ở Triệu Sơn

Xác định việc bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa không chỉ góp phần giữ gìn di sản văn hóa, mà còn đưa di tích trở thành điểm đến hấp dẫn cho người dân và du khách, huyện Triệu Sơn đã ưu tiên dành nguồn lực để làm tốt công tác này.

Bảo tồn, phát huy giá trị di tích ở Triệu Sơn

Đoàn viên thanh niên quét dọn vệ sinh tại quần thể di tích lịch sử - văn hóa Lê Thì Hiến (xã Thọ Phú).

Tham quan di tích lịch sử - văn hóa ở Triệu Sơn, du khách không thể bỏ qua Quần thể di tích lịch sử - văn hóa quốc gia Núi Nưa - Am Tiên nằm trên đỉnh Núi Nưa ở làng Cổ Định (thị trấn Nưa). Đây là nơi Bà Triệu lập căn cứ, tạo bàn đạp cho cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô năm 248.

Với những giá trị to lớn về lịch sử, kiến trúc và cảnh quan sinh thái, ngày 27/3/2009 Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Núi Nưa - Am Tiên đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích, danh thắng cấp quốc gia. Những năm vừa qua, quần thể này đã nhiều lần được tu bổ, trở thành điểm đến hấp dẫn. Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Núi Nưa - Am Tiên, giai đoạn 2025-2035, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu nhằm thực hiện tốt công tác bảo tồn, tu bổ, tôn tạo Quần thể di tích lịch sử Núi Nưa - Am Tiên; đưa quần thể di tích trở thành điểm tham quan du lịch có giá trị đặc biệt, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tập đoàn Sun Group cũng vừa tổ chức lễ động thổ Dự án Khu dịch vụ thương mại và cáp treo thuộc Quần thể di tích lịch sử Núi Nưa - Am Tiên, chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 là dự án khu dịch vụ thương mại và cáp treo thuộc Quần thể di tích lịch sử Núi Nưa - Am Tiên có diện tích gần 32ha, với mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng. Giai đoạn 2 là khu dịch vụ du lịch và trục cảnh quan văn hóa có diện tích gần 57ha, với mức đầu tư hơn 9.600 tỷ đồng. Giai đoạn 3 là khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng có diện tích gần 300ha với mức đầu tư trên 22.000 tỷ đồng. Khi dự án hoàn thành sẽ bổ sung cho du lịch Thanh Hóa sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, tiện ích trong lĩnh vực vận chuyển khách; tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan, du lịch gắn với các hoạt động tín ngưỡng, tâm linh, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch tại khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho người dân địa phương...

Ngoài Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Núi Nưa - Am Tiên, huyện Triệu Sơn còn có nhiều di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh với nhiều loại hình, phong phú về nội dung và đậm đà bản sắc. Theo thống kê, hiện nay toàn huyện có 30 di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, cách mạng đã được xếp hạng. Các di tích đều chứa đựng nhiều ý nghĩa lịch sử, truyền thống tốt đẹp và trí tuệ của cha ông, sự hình thành và phát triển của địa phương... Tuy nhiên, dưới tác động của thời gian, điều kiện môi trường, các di tích khó tránh khỏi xuống cấp và hư hại. Do đó, việc bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các di tích là nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà huyện đã và đang chú trọng thực hiện.

Những năm qua, huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, Nhân dân trong việc bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích, chú trọng quảng bá, giới thiệu các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn theo hướng thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả. Tổ chức rà soát, kiện toàn các ban quản lý, ban hành nội quy, quy chế hoạt động của các di tích. Nhờ đó, các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện được quản lý, bảo vệ chặt chẽ, không xảy ra tình trạng trộm cắp hiện vật, cháy nổ, mất an ninh - trật tự.

Ngoài ra, để các di tích phát huy giá trị, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của Nhân dân và thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chiêm bái, huyện đã lập quy hoạch, thực hiện các dự án bảo quản, phục hồi di tích. Trong những năm qua, đã có nhiều di tích được bảo quản, tu bổ, phục hồi và chống xuống cấp trở thành điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách, tiêu biểu phải kể đến như chùa Hòa Long (xã Tiến Nông), nhà thờ Quận công Lê Thân (thị trấn Nưa), quần thể di tích lịch sử - văn hóa Lê Thì Hiến (xã Thọ Phú)...

Các di tích đã được bảo quản, tu bổ, phục hồi và chống xuống cấp đều lập dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật, hồ sơ bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công và dự toán kinh phí trình cấp có thẩm quyền thẩm định thỏa thuận phê duyệt làm cơ sở tổ chức thi công. Các đơn vị tư vấn thiết kế, thi công, giám sát tu bổ di tích đều đảm bảo năng lực theo quy định của pháp luật. Các hạng mục công trình bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích đảm bảo về kiến trúc, mỹ thuật và sự bền vững của công trình. Từ đó, góp phần vào việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa tâm linh của người dân và thúc đẩy du lịch trên địa bàn ngày càng phát triển.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]