Bảo đảm hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt
Từ nguồn vốn cho vay ưu đãi của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội Ngọc Lặc (NHCSXH Ngọc Lặc), hàng nghìn hộ dân đã có thêm điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở địa phương; nâng cao thu nhập, bảo đảm an sinh xã hội.
Kiểm tra tình hình sử dụng tín dụng chính sách tại xã Minh Sơn.
Đến thăm mô hình kinh tế của gia đình bà Hà Thị Nhàn ở xã Minh Sơn, bà Nhàn vừa cho đàn bò ăn vừa chia sẻ: “Trước đây gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thường xuyên “đói” vốn làm ăn. Được Hội Nông dân xã giúp đỡ, tôi đã được vay vốn từ các chương trình tín dụng dành cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ vừa thoát nghèo để phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững. Năm 2023 tôi lại được ngân hàng tạo điều kiện giải ngân 50 triệu đồng từ chương trình cho vay giải quyết việc làm để đầu tư nuôi 4 con bò, 10 lợn nái và gần 80 lợn thịt. Đến nay, thu nhập của gia đình đạt hơn 200 triệu đồng/năm. Hy vọng nguồn vốn tín dụng chính sách sẽ luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm tạo điều kiện cho bà con vay với lãi suất ưu đãi nhất và thời gian cho vay dài hơn để chúng tôi yên tâm đầu tư làm ăn”.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách, ngay từ đầu năm
NHCSXH Ngọc Lặc đã chủ động nắm bắt nhu cầu vay vốn tại các xã, thị trấn, tích cực tham mưu cho NHCSXH Thanh Hóa, UBND huyện Ngọc Lặc (cũ) bổ sung nguồn vốn phục vụ các đối tượng chính sách. Đồng thời, chủ động báo cáo Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH và thông báo để hội, đoàn thể các xã đăng ký nhu cầu vay vốn, tham mưu phân bổ nguồn vốn về các địa phương. Hội, đoàn thể các cấp, các tổ tiết kiệm và vay vốn tranh thủ làm hồ sơ để giải ngân khi có nguồn vốn bổ sung.
Ngoài ra, NHCSXH Ngọc Lặc cũng tham mưu cho Ban đại diện HĐQT chỉ đạo quyết liệt các hội, đoàn thể các xã thực hiện nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời với tăng trưởng dư nợ. Chủ tịch UBND các xã chỉ đạo trưởng thôn, khu phố phối hợp cùng tổ tiết kiệm và vay vốn quản lý tốt nguồn vốn tín dụng chính sách ngay từ cấp thôn, xóm. Các trưởng thôn, xóm, thường vụ hội, đoàn thể cấp xã trực tiếp cùng sinh hoạt, bình xét vốn vay ngay từ cấp cơ sở, tham gia việc quản lý, xác nhận đối tượng được vay vốn, phối hợp cùng ngân hàng các cấp tham gia công tác xử lý nợ đến hạn và nợ bị rủi ro. Hội, đoàn thể cấp huyện ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, giao chỉ tiêu thi đua và sát sao cùng với hội, đoàn thể cấp cơ sở. Đến đầu tháng 7/2025, NHCSXH Ngọc Lặc đang thực hiện 17 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ đạt gần 650 tỷ đồng, hơn 14.000 khách hàng đang vay vốn. Trong đó, dư nợ tập trung chủ yếu vào các chương trình cho vay hộ nghèo, cận nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hộ mới thoát nghèo, giải quyết việc làm, người chấp hành xong án phạt tù.
Cùng với đó, bám sát chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính, định hướng của NHCSXH Việt Nam, NHCSXH Ngọc Lặc đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, phối hợp với các tổ chức đoàn thể thực hiện sáp nhập bảo đảm hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt, không để người dân bị gián đoạn tiếp cận vốn vay chính sách khi sáp nhập. Chỉ đạo rà soát toàn bộ nợ đến hạn các tháng sau sáp nhập để có kế hoạch, biện pháp xử lý sớm, không để bị tồn đọng vốn sau sáp nhập; rà soát lại mạng lưới điểm giao dịch xã; xem xét quy mô tín dụng xã mới sau sáp nhập (số tổ, số khách hàng, dư nợ) để chuẩn bị phương án bố trí cán bộ, phương án giao dịch xã phù hợp, đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Tham mưu cho ban đại diện, phối hợp với các hội, đoàn thể đẩy nhanh việc hoàn thành kế hoạch kiểm tra năm.
Thời gian tới, NHCSXH Ngọc Lặc sẽ tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của ban đại diện hội đồng quản trị, các hội, đoàn thể nhận ủy thác quản lý vốn; chỉ đạo hội, đoàn thể cấp xã thực hiện tốt công tác kiểm tra sau khi cho vay theo quy định, nhất là đối với những hộ vay trên 50 triệu đồng, tham gia giám sát tại buổi giao dịch xã theo hợp đồng ủy thác đã ký. Xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên đối với đơn vị có chất lượng hoạt động thấp, nợ quá hạn, lãi tồn đọng cao.
Bám sát chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được giao trong năm bảo đảm, chủ động trong việc tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ tín dụng, phấn đấu hoàn thành và vượt kế hoạch tăng trưởng dư nợ vào cuối năm. Tập trung cho vay đúng đối tượng các chương trình tín dụng chính sách, đẩy mạnh tuyên truyền để phát triển cho vay chương trình nhà ở xã hội. Tổ chức giải ngân kịp thời nguồn vốn mới được phân bổ, đáp ứng nhu cầu vốn của các đối tượng thụ hưởng. Đồng thời, tích cực huy động vốn để bổ sung vào nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cùng với hội, đoàn thể cấp xã bám sát chỉ tiêu kế hoạch được thông báo, nợ đến hạn để có kế hoạch giải ngân ngay sau khi thu hồi vốn. Tham mưu tích cực cho ban giảm nghèo xã phân bổ, điều hòa nguồn vốn cho những thôn, xóm còn hộ chính sách có nhu cầu mà chưa được vay vốn, góp phần xóa bỏ tệ nạn “tín dụng đen” vùng nông thôn.
Bài và ảnh: Minh Hà
{name} - {time}
-
2025-07-01 07:18:00
Khách hàng TYM bước ra thế giới từ đồng vốn vay nhỏ
-
2025-06-29 19:15:00
Phát triển bền vững nghề chế biến thủy, hải sản
-
2025-06-28 20:00:00
Nâng tầm sản phẩm địa phương thành thương hiệu quốc gia
Ngành thương mại - dịch vụ nỗ lực bứt phá
Agribank đồng hành với sự nghiệp giáo dục
Ma trận bao vây: Mô hình giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
Thủy điện Trung Sơn quan tâm thực hiện chế độ phúc lợi, cơ chế chính sách cho người lao động
Kịp thời kiểm tra việc bán, cho thuê nhà ở xã hội để phòng ngừa tiêu cực, lãng phí
Thanh Hóa: 135 đơn vị bị “điểm danh” vì nợ thuế kéo dài
Vietnam Airlines đặt mục tiêu vào nhóm 10 hãng bay được ưa chuộng nhất châu Á