Yêu cầu không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa Ngữ văn để kiểm tra
Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường tránh sử dụng những văn bản, đoạn trích đã được học trong sách giáo khoa để làm ngữ liệu kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn.
Bộ GD&ĐT yêu cầu không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa để kiểm tra môn Ngữ văn. (Ảnh minh hoạ)
Nội dung trên được Bộ GD&ĐT nhấn mạnh trong công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024 - 2025.
Theo đó, Bộ GD&ĐT lưu ý một số vấn đề cụ thể với việc kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn. Các trường THCS và THPT cần tránh sử dụng những văn bản, đoạn trích đã được học trong sách giáo khoa để làm ngữ liệu kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu và viết trong các đề kiểm tra định kỳ.
Yêu cầu của Bộ GD&ĐT được đưa ra nhằm khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.
Bộ cũng yêu cầu việc đánh giá cần thực hiện theo đúng quy định, không vượt quá yêu cầu cần đạt của chương trình, tăng cường việc kiểm tra, đánh giá định kỳ thông qua bài thực hành, dự án học tập.
Các trường cần tăng cường xây dựng ngân hàng câu hỏi, ma trận đề kiểm tra theo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học; chuẩn bị cho học sinh lớp 9 làm quen với định hướng đề thi tuyển sinh vào lớp 10, học sinh lớp 12 làm quen với định hướng đề thi tốt nghiệp THPT.
Về việc sử dụng xuất bản phẩm tham khảo, Bộ GD&ĐT lưu ý, các trường chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên kiểm soát chặt chẽ nội dung, không để xuất bản phẩm tham khảo có nội dung vi phạm chủ quyền biển đảo, truyền thống văn hóa, thuần phong mĩ tục của Việt Nam đưa vào sử dụng trong dạy học.
Ngoài những nội dung trên, công văn hướng dẫn của Bộ GD&ĐT cũng lưu ý một số vấn đề khác như thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức dạy học; nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng; tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục trung học.
Bộ cũng hướng dẫn các Sở GD&ĐT tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục. Trong đó, ngành giáo dục địa phương cần chủ động rà soát, tham mưu UBND trình HĐND cấp tỉnh ban hành các nghị quyết quy định chính sách của địa phương đảm bảo điều kiện triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Đối với công tác thi đua, khen thưởng, Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học thực hiện tốt việc khen thưởng, kỷ luật vì sự tiến bộ của học sinh.
Việc khen thưởng cần bảo đảm thực hiện đúng quy định, công bằng, công khai, minh bạch, kịp thời, tạo cảm hứng và động lực phấn đấu cho học sinh.
Bên cạnh đó, các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực cần được tăng cường để rèn luyện ý thức kỷ luật, trách nhiệm của học sinh đối với bản thân, thầy cô, bạn bè, gia đình và cộng đồng.
Nguồn: VTC
{name} - {time}
-
2024-12-14 17:19:00
17 năm đồng hành cùng ngành giáo dục xứ Thanh
-
2024-12-14 14:16:00
Xây dựng trường chuẩn quốc gia - tiền đề nâng cao chất lượng giáo dục
-
2024-08-01 09:37:00
Hà Duyên Phúc - Niềm tự hào của đất học xứ Thanh
Vụ điểm thi vào lớp 10 tại Thái Bình: Tạm đình chỉ công tác Giám đốc Sở GD&ĐT
Dự báo điểm chuẩn phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT tăng
Cách nộp lệ phí xét tuyển đại học trực tuyến từ hôm nay (31/7)
Hội đồng Anh rút ngắn thời gian nhận kết quả thi IELTS xuống còn 2 ngày
Hôm nay là hạn cuối để thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học
Việt Nam xếp thứ 2 trong kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế năm 2024
Lịch nộp lệ phí đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non
Thị xã Bỉm Sơn khen thưởng giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 học 2024-2025 và tốt nghiệp THPT năm 2024
Thị xã Nghi Sơn phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn