Yên Định nhân rộng mô hình chuyển đổi số
Nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong XDNTM, từng bước hình thành NTM thông minh, thời gian qua, huyện Yên Định đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số (CĐS). Đây là mô hình phù hợp xu thế của thời đại 4.0, góp phần nâng cao hiệu quả điều hành của cấp ủy, chính quyền, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Người dân quét mã QR để truy cập thư viện số.
Định Long là một trong 2 xã xây dựng mô hình “3 không” đầu tiên của huyện Yên Định, đó là: Không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công, không dùng tiền mặt trong một số các dịch vụ thiết yếu và không cần tiếp xúc trực tiếp với chính quyền. Ngay sau khi được huyện triển khai, xã Định Long đã xây dựng kế hoạch, thành lập ban chỉ đạo CĐS, giao nhiệm vụ cho từng thành viên. Bên cạnh đó, thực hiện tuyên truyền qua hệ thống phát thanh, trang thông tin điện tử, các hội nghị, tập huấn... Với phương châm đi từng ngõ gõ từng nhà, các thành viên của ban CĐS đã thành lập tổ công tác lưu động cài đặt định danh điện tử và chữ ký số về từng thôn; phối hợp với các ngân hàng mở tài khoản, tạo mã QR cho 250 tiểu thương tại chợ Bản và 100 cửa hàng kinh doanh. Đồng thời, thành lập “Tổ công nghệ số cộng đồng” hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số, hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đăng ký tham gia các sàn thương mại điện tử, mở tài khoản thanh toán điện tử, sử dụng nền tảng số, công nghệ số để quảng bá sản phẩm... Hiện nay, hệ thống đăng nhập tập trung đã được triển khai; 100% các văn bản được tạo lập trên môi trường mạng, 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền được tiếp nhận và xử lý trên phần mềm một cửa điện tử; các văn bản, tài liệu đuợc chuyển lên nhóm zalo của xã, 100% hộ dân có hồ sơ sức khỏe... Được ví như “tai mắt” của chính quyền, lực lượng công an Nhân dân, 80 camera giám sát an ninh đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong tham gia giao thông, thu dọn rác... Trong phát triển nông nghiệp, nhiều mô hình sản xuất trong nhà màng, nhà lưới đã chú trọng đầu tư lắp đặt hệ thống tưới tự động, máy móc hiện đại, các trang trại chăn nuôi quy mô lớn đã đầu tư hệ thống ăn, uống nước tự động, hệ thống cảm biến để kiểm soát nhiệt độ chuồng nuôi, theo dõi chăm sóc đàn vật nuôi trên máy tính hoặc qua màn hình tivi... Ông Nguyễn Đăng Ngọc, Chủ tịch UBND xã cho biết: Thực hiện các mô hình CĐS đã góp phần làm tăng sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp. Hiện nay, trên địa bàn xã các giao dịch thanh toán với cơ quan chính quyền trong việc trả phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính, thanh toán viện phí, học phí, dịch vụ điện, nước... đã khá phổ biến với người dân.
Yên Định là một trong những địa phương đi đầu về thực hiện CĐS trên 3 trụ cột chính “chính quyền số, kinh tế số, xã hội số”. Thực tế cho thấy, tại các xã đã có nhiều chương trình, mô hình CĐS sáng tạo, phù hợp với thực tế, như: thôn thông minh, chữ ký số cá nhân; thứ hai ngày không viết, thứ 6 ngày không hẹn; truyền thanh thông minh; chợ 4.0; ứng dụng mã QR để tra cứu thông tin giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa và trả kết quả... Hiện, toàn huyện có 799 mắt camera an ninh được lắp đặt tại 20 xã, thị trấn; 27 điểm cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông đã trở thành điểm tư vấn, hỗ trợ triển khai các dịch vụ chuyển đổi số; 149 tổ công nghệ số cộng đồng; 12/17 sản phẩm OCOP đã đưa lên sàn thương mại điện tử postmart.vn... Bên cạnh đó, các xã, thị trấn đã có chuyên trang, chuyên mục CĐS trên cổng thông tin điện tử đạt tỷ lệ 96,15%; hạ tầng viễn thông được xây dựng và phát triển đảm bảo kết nối thông suốt với 168 điểm phát phục vụ các hoạt động sinh hoạt cộng đồng của người dân tại nhà văn hóa, điểm di tích...
Những kết quả đạt được trong quá trình CĐS của huyện Yên Định đã mang lại nhiều tiện ích thiết thực trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Thời gian tới, huyện tiếp tục nhân rộng mô hình “3 không”; khuyến khích các địa phương tiếp tục những sáng kiến hay trong xây dựng các mô hình CĐS. Bên cạnh đó, các ngành, đoàn thể, địa phương tiếp tục tập huấn, hướng dẫn cho các thành viên tổ công nghệ số cộng đồng về các nền tảng số; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân về tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc CĐS, cũng như lộ trình xây dựng chính quyền số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số của huyện thời gian tới.
Bài và ảnh: Lê Ngọc
{name} - {time}
-
2024-11-21 08:54:00
Sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách thuận lợi cho người bệnh BHYT
-
2024-11-21 06:10:00
Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển kinh tế số giai đoạn 2024-2025
-
2024-04-24 10:28:00
Chuyển đổi số ở xã Quảng Bình
Năm 2024 đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, tạo bứt phá phát triển kinh tế-xã hội
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan
Bệnh viện tuyến huyện nỗ lực chuyển đổi số
Nhân rộng mô hình chuyển đổi số, tiến tới phát triển “Làng số”
Chuyển đổi số doanh nghiệp ở Thanh Hóa: Cơ hội và thách thức
Chuyển đổi số trong hoạt động đăng kiểm
Huyện Triệu Sơn và VNPT Thanh Hóa ký kết thoả thuận hợp tác chuyển đổi số giai đoạn 2024-2025
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Thiệu Hóa
Nga Sơn chuyển đổi số để phát triển toàn diện