(Baothanhhoa.vn) - Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cán bộ, nhân viên Trung tâm Y tế huyện Thường Xuân đã thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh và triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Trung tâm Y tế huyện Thường Xuân nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng

Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cán bộ, nhân viên Trung tâm Y tế huyện Thường Xuân đã thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh và triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn.

Trung tâm Y tế huyện Thường Xuân nỗ lực vì sức khỏe cộng đồng

Triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường, phòng chống sốt xuất huyết tại xã Ngọc Phụng.

Bác sĩ Cầm Bá Thắng, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện, cho biết: Ngay từ đầu năm, trung tâm đã giao kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc, phát động các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, tổ chức hội nghị viên chức đầu năm ký kết giao ước thi đua của tập thể, cá nhân; đồng thời, chỉ đạo hoạt động y tế tuyến; triển khai ứng dụng hiệu quả phần mềm quản lý văn bản trong hoạt động chỉ đạo điều hành; duy trì công tác giao ban trung tâm, giao ban tuyến xã, nắm bắt giải quyết kịp thời các nhiệm vụ chuyên môn; cụ thể hóa công tác chỉ đạo tuyến đến tận cơ sở; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng tại trạm y tế các xã, thị trấn. Nhờ đó, công tác phòng chống dịch tại các địa phương được thực hiện kịp thời, hiệu quả; giảm được nguy cơ mắc dịch ở mức thấp nhất; không để dịch bệnh nguy hiểm, mới bùng phát trên địa bàn.

Trong thực hiện nhiệm vụ, trung tâm đặc biệt chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền; phối hợp với các ngành chức năng, địa phương phổ biến kiến thức về sức khỏe, cách chăm sóc bản thân và gia đình, cách phòng tránh muỗi, phát quang bụi rậm, ngủ nằm màn, khơi thông cống rãnh, di rời chuồng gia súc, gia cầm ra xa nhà... đến đông đảo quần chúng nhân dân, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; bằng nhiều hình thức: Lồng ghép tuyên truyền trong các buổi họp dân, trong các hoạt động ở cơ sở... Ngoài các phương tiện thông tin đại chúng, cán bộ y tế luôn gần dân, phối hợp với già làng, người có uy tín trong cộng đồng đến từng hộ gia đình để hướng dẫn trực quan sinh động. Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống thông báo dịch sớm, đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch phòng chống dịch, phòng chống thiên tai thảm họa; thường xuyên phân công cán bộ phối hợp với trạm y tế xã, thị trấn, y tế thôn bản, đẩy mạnh công tác giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, nhằm phát hiện sớm ca bệnh đầu tiên để có biện pháp ngăn chặn, khống chế kịp thời không để dịch bùng phát lây lan ra diện rộng; xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ về nhân lực, thuốc, vật tư, hóa chất phục vụ cho công tác chống dịch trên địa bàn. Nhờ vậy nhiều năm qua, tình hình dịch bệnh trên địa bàn huyện tương đối ổn định, không có dịch lớn xảy ra, các ổ dịch cũ được quản lý giám sát chặt chẽ và khống chế kịp thời các ca dịch bệnh nhỏ lẻ; các địa phương có bệnh nhân mang ký sinh trùng đều được giám sát chặt chẽ. Công tác khám, phát hiện, xét nghiệm đờm cho các đối tượng nghi ngờ nhiễm lao được thực hiện thường xuyên tại 17 xã, thị trấn; khám bệnh bình quân đạt 92,8% kế hoạch hàng năm; xét nghiệm 100% tiêu bản theo kế hoạch; bệnh nhân nhiễm lao được cấp thuốc điều trị đúng phác đồ, tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh trên 90%. Ngoài ra, hàng năm, trung tâm còn tổ chức khám điều trị bướu cổ cho học sinh lứa tuổi 8-12 tại các trường tiểu học trên địa bàn, các ca mắc bệnh rối loạn chuyển hóa được giới thiệu đi điều trị kịp thời...

Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18-8-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020” trung tâm đã chủ động cùng với Ban điều phối An toàn vệ sinh thực phẩm huyện chỉ đạo các ban chăm sóc sức khỏe nhân dân xã, thị trấn thường xuyên tổ chức truyền thông về an toàn vệ sinh thực phẩm cho các đối tượng là các nhà quản lý, các cơ sở chế biến, kinh doanh lương thực, thực phẩm và người tiêu dùng trên địa bàn huyện qua hệ thống loa truyền thanh các xã, thị trấn; tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành về VSATTP các dịp tết, lễ hội xuân, Tháng hành động vì chất lượng VSATTP; quản lý hơn 400 cơ sở chế biến, kinh doanh lương thực, thực phẩm; 28 bếp ăn tập thể của cơ quan, trường học; 100% cơ sở kinh doanh hàng ăn uống ký cam kết đảm bảo VSATTP...

Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và phòng chống suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe học đường được quan tâm, triển khai đồng bộ, hiệu quả. Hàng năm, tỷ lệ phụ nữ có thai trên địa bàn được quản lý trên 85%; số khám thai đủ 3 lần đạt 70%; khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản đã phối hợp với trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình tổ chức các chiến dịch mạnh để đưa dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản đến các vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai được duy trì, tỷ lệ sinh được giữ mức ổn định 1,5%/năm. Hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em được triển khai, duy trì thường xuyên hàng tháng ở tất cả các xã, thị trấn thông qua các hoạt động cân trẻ, tập huấn kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ, các vấn đề cải thiện dinh dưỡng cho trẻ qua việc trình diễn mô hình bữa ăn hợp lý; triển khai ngày vi chất dinh dưỡng 2 lần/năm. Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng còn có sự hỗ trợ của chương trình phát triển vùng huyện Thường Xuân cho 6 xã, vì vậy, tỷ lệ trẻ 60 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng thể cân nặng giảm còn 21%, thể chiều cao còn 24,2%; tỷ lệ dưới 5 tuổi trẻ được uống vitaminA và tẩy giun một năm 2 lần luôn đạt trên 98%; chương trình tiêm chủng mở rộng được duy trì, tỷ lệ tiêm đầy đủ vắc-xin cho trẻ dưới 1 tuổi, đạt bình quân 95% kế hoạch. Công tác khám bệnh: Hàng năm bình quân có 0,6 lượt người dân đến khám chữa bệnh, tư vấn sức khỏe tại các trạm y tế xã, thị trấn bao gồm cả bệnh nhân có thẻ BHYT hiện tại có trên 90% người dân tham gia BHYT. Các ca bệnh nặng được chuyển tuyến trên kịp thời, hạn chế tối đa tai biến và tử vong tại trạm y tế.

Thời gian tới, trung tâm tăng cường các giải pháp: Sắp xếp, bố trí nhân lực hợp lý, chú trọng năng lực, lấy hiệu quả công việc là chính, tiếp tục thực hiện luân chuyển cán bộ giữa các xã, thị trấn. Động viên cán bộ, viên chức tham gia các chương trình đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; nâng cao chất lượng giám sát của cán bộ trung tâm đối với việc thực hiện các quy chế chuyên môn và mọi hoạt động của trạm y tế theo tiêu chí quốc gia về y tế... Phấn đấu không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn, khống chế và dập tắt nhanh khi có dịch xảy ra; tỷ lệ tiêm đầy đủ vắc-xin Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi đạt trên 95% ở tất cả các xã, thị trấn; luân phiên cử 50% cán bộ trạm y tế đến thực hành tại Bệnh viện Đa khoa huyện; đối với trạm y tế phải thực hiện được 60% danh mục kỹ thuật thuộc gói dịch vụ y tế cơ bản theo Thông tư số 39/2017/TT-BYT; 100% số xã thực hiện nghiêm túc quy chế, không để xảy ra sai sót chuyên môn; 100% đơn vị y tế trực thuộc thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử.

Bài và ảnh: Hà Phương


Bài Và Ảnh: Hà Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]