(Baothanhhoa.vn) - Nhằm chủ động phòng ngừa, kịp thời khống chế, không để dịch bệnh bùng phát trên địa bàn tỉnh, góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm so với trung bình hàng năm giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về việc phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2023.

Tăng cường phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người trên địa bàn tỉnh năm 2023

Nhằm chủ động phòng ngừa, kịp thời khống chế, không để dịch bệnh bùng phát trên địa bàn tỉnh, góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm so với trung bình hàng năm giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về việc phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2023.

Tăng cường phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm ở người trên địa bàn tỉnh năm 2023

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Cụ thể, tiếp tục cập nhật và thực hiện theo các văn bản, hướng dẫn chuyên môn về phòng chống bệnh truyền nhiễm của Trung ương ban hành trong năm 2023; Xây dựng Kế hoạch phòng chống dịch COVID-19 khi có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát và lây lan trên diện rộng vượt quá năng lực của hệ thống y tế; Xây dựng các Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo hướng dẫn của Bộ Y tế bao gồm: Sốt xuất huyết, dại, viêm gan vi rút, đậu mùa khỉ, sốt rét, tiêm phòng vắc xin COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác; Tiếp tục xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá hiệu quả phòng chống bệnh truyền nhiễm; tăng cường kiểm soát, dự báo dịch bệnh truyền nhiễm.

Ngoài ra, 100% bệnh, dịch bệnh mới phát sinh được phát hiện, xử lý kịp thời; 100% đối tượng kiểm dịch y tế biên giới được giám sát, kiểm tra và xử lý y tế theo quy định, không để dịch bệnh xâm nhập qua cửa khẩu; 100% cán bộ làm công tác giám sát, thống kê báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm được tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nâng cao chất lượng và hướng dẫn sử dụng báo cáo bằng phần mềm qua mạng internet; 100% nhân viên y tế làm việc tại các khoa khám bệnh, khoa nội, truyền nhiễm được tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh truyền nhiễm; Duy trì thành quả loại trừ uốn ván sơ sinh (100% huyện, thị xã, thành phố duy trì thành quả loại trừ UVSS); Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin (lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, viêm gan B, Hib) cho trẻ dưới 1 tuổi đạt trên 95% quy mô cấp xã.

Sở Y tế chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và tổ chức thực hiện; Phối hợp với các sở, ngành, các địa phương triển khai kế hoạch. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện toàn bộ các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật giám sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm trên toàn tỉnh; Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thực hiện các hoạt động thu thập, theo dõi, giám sát, phân tích, đánh giá nguy cơ và đề xuất đáp ứng phù hợp, kịp thời, hiệu quả với tình hình bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm...

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch bệnh trên địa bàn cụ thể, chi tiết, khả thi và đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trên các đàn gia súc, gia cầm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch ở động vật, xử lý triệt để ổ dịch, thông báo kịp thời cho ngành y tế để phối hợp các biện pháp phòng, chống dịch bệnh lây từ động vật, thực phẩm sang người; Chỉ đạo các đơn vị trong ngành phối hợp với ngành Y tế thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh từ động vật lây truyền sang người.

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp tại địa phương; chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch trên địa bàn; Thường xuyên nắm bắt tình hình và báo cáo về Ban chỉ đạo tỉnh các diễn biến về bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm, đề xuất các khó khăn, vướng mắc để kịp thời giải quyết; Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn phối hợp với các đơn vị chức năng để chủ động phòng, chống dịch bệnh. Tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở y tế để sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân khi có dịch xảy ra. Các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, chủ động bố trí nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống dịch tại địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành.

Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh; Phối hợp với ngành Y tế tăng cường hướng dẫn và triển khai công tác tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm có hiệu quả, phù hợp để người dân hiểu được sự nguy hiểm của dịch bệnh, tự giác hưởng ứng tích cực các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia đình và cộng đồng.

TS


TS

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]