(Baothanhhoa.vn) - Thời tiết thất thường, nắng nóng kéo dài là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật, vi khuẩn phát triển dẫn đến một số bệnh truyền nhiễm như: Tả, thương hàn, cảm, cúm, sốt xuất huyết (SXH), tay chân miệng (TCM)... Vì vậy, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, nhất là đối với người cao tuổi và trẻ em.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè

Thời tiết thất thường, nắng nóng kéo dài là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật, vi khuẩn phát triển dẫn đến một số bệnh truyền nhiễm như: Tả, thương hàn, cảm, cúm, sốt xuất huyết (SXH), tay chân miệng (TCM)... Vì vậy, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, nhất là đối với người cao tuổi và trẻ em.

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè

Cán bộ y tế truyền thông phòng chống dịch bệnh cho người dân xã Thành Kim (Thạch Thành).

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, từ đầu năm 2019 đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 144 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, 112 ca TCM, 48 ca SXH, 44 ca ho gà. Tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, những ngày gần đây, số bệnh nhi đến khám và nhập viện tăng từ 35% - 40% so với những ngày trước đó. Bệnh nhi nhập viện chủ yếu từ 2 tháng đến 2 tuổi với các bệnh lý về đường hô hấp, đường tiêu hóa và bệnh dịch, như: TCM, sốt phát ban nghi sởi, thủy đậu, ho gà... Hiện đang là thời điểm giao mùa xuân - hè, thời tiết thuận lợi cho nhiều dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh, vì vậy, công tác chủ động phòng, chống các dịch bệnh trên địa bàn tỉnh đang được ngành y tế triển khai tích cực. Trong quý I năm 2019, ngoài chỉ đạo các tuyến tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát dịch tễ trong cộng đồng, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã chuẩn bị đầy đủ các hóa chất để chủ động chống dịch trong điều kiện khẩn cấp, cao điểm. Các cơ sở khám chữa bệnh chuẩn bị tốt nhân lực, vật lực để thu dung, điều trị các ca bệnh cũng như ứng phó kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã tiến hành giám sát tại 6 huyện từng có ổ dịch SXH; triển khai can thiệp chủ động phun hóa chất diệt muỗi tại 9 xã (với 581 hộ), diệt loăng quăng/bọ gậy tại 79 xã. Cùng với việc cung cấp hoá chất, thiết bị, vật tư, mỗi đơn vị sẵn sàng 3 cơ chế chống dịch để đáp ứng trong tình hình nếu có dịch xảy ra và khống chế những véc tơ truyền bệnh như là bọ gậy, muỗi, xử lý thủy vực ở tất cả các xã, các huyện trọng điểm, có nguy cơ. Bên cạnh đó, trung tâm còn chỉ đạo các địa phương theo dõi, giám sát các bệnh như cúm, ho gà, sởi, TCM... nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ca bệnh đầu tiên, không để lây lan, bùng phát ra cộng đồng; chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, vật tư và hóa chất để đáp ứng khi có tình huống dịch xảy ra.

Tại huyện Thạch Thành, trung tâm y tế huyện đã tham mưu cho UBND huyện rà soát, kiện toàn ban chỉ đạo phòng chống dịch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành thành viên; phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội trong triển khai công tác phòng chống dịch. Các hoạt động truyền thông phòng chống dịch bệnh được các tuyến y tế trên địa bàn huyện đẩy mạnh, nhất là trong phòng chống dịch SXH, trung tâm y tế huyện đã chỉ đạo phun hóa chất diệt muỗi tại các xã nguy cơ cao trước đây từng có ổ dịch SXH, tổ chức diệt loăng quăng/bọ gậy tại 28 xã; đồng thời tăng cường công tác giám sát, thực hiện điều tra dịch sớm, tổ chức xử lý ổ dịch kịp thời; phát động nhân dân tổ chức làm tốt công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh.

Thầy thuốc Ưu tú, Tiến sĩ Lương Ngọc Trương, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết: Nhờ tăng cường giám sát, xử lý kịp thời các ca bệnh truyền nhiễm, nên nhìn chung, tình hình dịch bệnh thời gian qua được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, với tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, dự báo nắng nóng tiếp diễn trong những ngày tới, nếu người dân không phòng ngừa tốt rất có thể bị nhiễm bệnh và nguy cơ bùng phát dịch hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, mỗi người dân cần chủ động tìm hiểu cách phòng dịch bệnh cho gia đình và cộng đồng, như: Giữ vệ sinh chung, ăn uống hợp vệ sinh, thực hiện tốt nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”, rửa tay sạch cho mình và con em bằng xà phòng trước, sau khi ăn uống, chế biến thức ăn, đi vệ sinh; sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh... giúp phòng các bệnh về đường ruột như tả, lị, TCM... Không nên cho trẻ uống nước đá lạnh; trong trường hợp sử dụng quạt, máy lạnh không nên để hơi lạnh, luồng gió phà trực tiếp vào cơ thể trẻ... để phòng cho trẻ các bệnh đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, cảm, cúm... Người dân thường xuyên vệ sinh khu vực sinh sống, phát quang bụi rậm, lật úp chai, lọ... tránh để nước đọng tạo điều kiện muỗi phát triển để phòng bệnh SXH. Ngoài ra, cũng cần lưu ý theo dõi, đưa con em trong độ tuổi đi tiêm chủng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng nhằm phòng đủ 8 bệnh cho trẻ; cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống các loại nước trái cây nhằm bổ sung vitamin, khoáng chất giúp cơ thể tăng sức đề kháng, phòng bệnh; khi có dấu hiệu mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Bài và ảnh: Hà Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]