(Baothanhhoa.vn) - Với các biện pháp chủ động, tích cực của các ngành, địa phương và các đơn vị y tế, việc kiểm soát các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh được thực hiện hiệu quả, không có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xảy ra trên địa bàn, góp phần bảo vệ và chăm sóc tốt sức khỏe Nhân dân.

Nỗ lực kiểm soát tốt các bệnh truyền nhiễm

Với các biện pháp chủ động, tích cực của các ngành, địa phương và các đơn vị y tế, việc kiểm soát các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh được thực hiện hiệu quả, không có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xảy ra trên địa bàn, góp phần bảo vệ và chăm sóc tốt sức khỏe Nhân dân.

Nỗ lực kiểm soát tốt các bệnh truyền nhiễm

Cán bộ y tế Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh kiểm tra việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ tại Trạm Y tế phường Hải Bình (thị xã Nghi Sơn).

Ngay từ đầu năm, ban chỉ đạo phòng, chống dịch (PCD) các cấp đã được kiện toàn; nhiều văn bản chỉ đạo công tác PCD, nhất là những dịch bệnh nguy hiểm như: cúm A ở người, dịch bệnh lây qua đường hô hấp, sốt xuất huyết (SXH)... được ban hành và triển khai thực hiện. Các sở, ban, ngành, địa phương đều có kế hoạch về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị để sẵn sàng ứng phó khi có dịch xảy ra; đồng thời phối hợp tốt với các đơn vị y tế để phòng bệnh cho người dân. Bên cạnh đó, Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và các đơn vị y tế thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát và hướng dẫn thực hiện công tác PCD chủ động, bảo quản và sử dụng trang thiết bị, hóa chất, vật tư PCD; thực hiện xử lý ổ dịch, cấp cứu điều trị cho bệnh nhân bị mắc các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn cho cán bộ, nhân viên trong ngành và đơn vị y tế tư nhân. Đồng thời chủ động theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh và kịp thời thông báo, chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai các biện pháp ứng phó, không để các dịch bệnh bùng phát, hạn chế tỷ lệ mắc, tử vong do bệnh dịch. Triển khai thực hiện giám sát trọng điểm, giám sát dựa vào sự kiện, giám sát định kỳ nhằm phát hiện kịp thời các ca bệnh đầu tiên, không để dịch bệnh lây lan, bùng phát ra cộng đồng; cung cấp chính xác, kịp thời, đầy đủ các thông tin cần thiết về dịch tễ học và các yếu tố liên quan làm cơ sở lập kế hoạch dự phòng và khống chế dịch bệnh chủ động. Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 và gửi mẫu về Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương để thực hiện giải trình tự gen phát hiện sớm biến thể của biến chủng Omicron lưu hành tại Thanh Hóa...

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính đến thời điểm này các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh đều được khoanh vùng, giám sát dịch tễ, điều trị bệnh kịp thời, khống chế không để bệnh lây lan rộng trong cộng đồng. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã tổ chức 32 lượt đoàn giám sát với sự tham gia của 96 lượt cán bộ để triển khai các hoạt động giám sát hỗ trợ chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 mũi bổ sung, mũi nhắc lại tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Tính đến ngày 3-8, trên địa bàn tỉnh đã có 2.396.832 người từ 18 tuổi trở lên tiêm mũi 1, đạt tỷ lệ 100,1%; 2.377.695 người tiêm đủ mũi, đạt tỷ lệ 99,34%; 2.109.246 người tiêm mũi nhắc lại lần 1, đạt tỷ lệ 95,6%; 554.370/612.834 người tiêm mũi nhắc lại lần 2, đạt tỷ lệ 90,2%. Tiêm cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi, có 292.833 trẻ tiêm mũi 1, đạt tỷ lệ 102,5%; 290.120 trẻ tiêm đủ mũi, đạt tỷ lệ 101,6%; 218.644/285.497 trẻ tiêm mũi nhắc lại, đạt tỷ lệ 76,6%; có 448.926/472.621 trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tiêm mũi 1, đạt tỷ lệ 95%; 377.998/472.621 trẻ tiêm mũi 2, đạt tỷ lệ 80%.

Trong công tác phòng, chống SXH, các trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy đợt I-2022 (100% các xã có nguy cơ đã tổ chức định kỳ các hoạt động vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy phòng, chống SXH ở quy mô thôn, xóm với sự tham gia của y tế, chính quyền địa phương); tổ chức chiến dịch phun hóa chất chủ động phòng, chống dịch SXH theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Chỉ đạo và phối hợp với bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện tuyến huyện, Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố giám sát, xử lý ổ dịch SXH tại cộng đồng. Giám sát ca bệnh, điều tra dịch tễ, véc-tơ truyền bệnh SXHD.

Ông Lương Ngọc Trương, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết: Qua đợt dịch COVID-19, ý thức của người dân về việc phòng, chống những dịch bệnh truyền nhiễm cũng như bảo vệ sức khỏe đã được nâng lên rất nhiều. Đây là cơ sở quan trọng để Thanh Hóa chung tay đẩy lùi các dịch bệnh truyền nhiễm có diễn biến phức tạp như hiện nay. Với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, nhất là những nguy cơ vẫn hiện hữu đã cho chúng ta những bài học kinh nghiệm về mọi mặt, trong đó vấn đề về ứng phó với dịch bệnh ngay từ đầu. Cùng với đó, ngành y tế đã và đang tiếp tục bám sát những yêu cầu của Bộ Y tế và diễn biến của các dịch bệnh trong khu vực, toàn quốc và ngay trên địa bàn tỉnh, đánh giá nguy cơ có thể xảy ra, làm cơ sở để có những tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh về các biện pháp ứng phó. Tập trung mọi nguồn lực đảm bảo kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, thích ứng an toàn, linh hoạt, chuyển mục tiêu kiểm soát số ca mắc sang kiểm soát số ca nhập viện có nguy cơ cao, sẵn sàng kịch bản cho mọi tình huống; đẩy mạnh công tác tiêm vắc-xin phòng COVID-19 mũi 3, 4 và cho trẻ em...

Bài và ảnh: Hà Phương


Bài và ảnh: Hà Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]