(Baothanhhoa.vn) - Điều trị kịp thời và cứu sống trẻ sơ sinh có các biểu hiệu bất thường, giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh, đem lại sự sống cho hàng ngàn bé, đó là những lợi ích mà đơn nguyên sơ sinh (ĐNSS) mang lại. Việc thiết lập ĐNSS tại các bệnh viện thời gian qua đã đem lại lợi ích tích cực cho ngành y tế và cho sức khỏe người dân.

Nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ ở các đơn nguyên sơ sinh

Điều trị kịp thời và cứu sống trẻ sơ sinh có các biểu hiệu bất thường, giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh, đem lại sự sống cho hàng ngàn bé, đó là những lợi ích mà đơn nguyên sơ sinh (ĐNSS) mang lại. Việc thiết lập ĐNSS tại các bệnh viện thời gian qua đã đem lại lợi ích tích cực cho ngành y tế và cho sức khỏe người dân.

Nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ ở các đơn nguyên sơ sinhĐơn nguyên sơ sinh Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Thủy cấp cứu và điều trị thành công nhiều trẻ sơ sinh bệnh lý.

ĐNSS là một khoa phòng trực thuộc khoa nhi hoặc khoa cấp cứu nhi của bệnh viện tuyến huyện. ĐNSS được thiết lập nhằm tiếp nhận những trường hợp sơ sinh bệnh lý hoặc trẻ nhẹ cân, non tháng được sinh tại cộng đồng, trạm y tế xã, bệnh viện huyện. Từ khi triển khai thí điểm ĐNSS đến nay, toàn tỉnh đã có 24 ĐNSS được thành lập tại các bệnh viện huyện. Các ĐNSS được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực, nhằm đáp ứng yêu cầu điều trị cho các trường hợp sơ sinh bệnh lý. Cụ thể như ĐNSS tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống, từ khi thành lập đến nay ĐNSS đã điều trị thành công nhiều trường hợp bất thường ở trẻ sơ sinh, góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Bác sĩ Tào Thị Tĩnh, Trưởng Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống, cho biết, khi chưa có ĐNSS, tất cả những trẻ đẻ thiếu tháng, nhẹ cân hoặc trẻ bệnh lý sinh tại bệnh viện hay các trạm y tế đều phải chuyển tuyến, vì bệnh viện thiếu các trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ y, bác sĩ chưa được đào tạo sâu về chuyên môn. Từ khi ĐNSS được thành lập, bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh tại bệnh viện được đào tạo, tập huấn, thực hành về hồi sức và chăm sóc sơ sinh. Đồng thời, ĐNSS được đầu tư các trang thiết bị y tế hiện đại nên nhiều trẻ sơ sinh nhẹ cân, thiếu tháng, bệnh lý đã được điều trị và cứu sống ngay tại bệnh viện. Những trẻ sơ sinh bệnh nặng cũng được chuyển tuyến an toàn.

Hay như ĐNSS huyện Cẩm Thủy từ khi thành lập đến nay, đã góp phần giảm tỷ lệ chuyển tuyến, giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh trên địa bàn và các địa phương lân cận. Các trường hợp bất thường đều được đưa vào ĐNSS cấp cứu và điều trị thành công. Cụ thể, từ năm 2020 đến nay, có 95 trường hợp bất thường, như: vàng da, suy hô hấp, sinh non tháng, nhẹ cân được đưa vào ĐNSS. Các trường hợp đều được điều trị ổn định, không còn tình trạng bỏ bú, vàng da, nôn trớ. Có 17 trường hợp chuyển tuyến, không có trường hợp nào tử vong. Có con được điều trị thành công tại ĐNSS, chị Lê Thị Trang, xã Cẩm Yên, Cẩm Thủy chia sẻ, cháu sinh ra được 3,1 kg, có biểu hiện vàng da, nôn trớ. Các bác sĩ đã hút dịch, thông đường thở, chiếu đèn. Nhờ sự chăm sóc tận tình, chu đáo của các bác sĩ và điều dưỡng tại ĐNSS, sau 4 ngày điều trị cháu đã có phản xạ bú tốt, không nôn trớ, không còn biểu hiện vàng da.

Theo bác sĩ CKI Hoàng Trung Huy, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Cẩm Thủy, sơ sinh là giai đoạn có nhiều nguy cơ nhất trong cuộc đời của trẻ. Trẻ phải tập thích nghi với môi trường sống mới, hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác, đặc biệt là nhân viên y tế. Do đó, đòi hỏi đội ngũ bác sĩ phải có chuyên môn sâu và trang thiết bị đầy đủ. Để ĐNSS hoạt động hiệu quả, hằng năm bệnh viện đã quan tâm đào tạo, tập huấn về hồi sức và chăm sóc sơ sinh cho đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh; đầu tư nâng cấp hệ thống máy móc, gồm: 3 lồng ấp, 2 đèn chiếu, hệ thống oxi trung tâm, máy truyền dịch, máy tạo ôxi, bộ đặt nội khí quản, máy hút đờm... Nhờ đó, ĐNSS huyện Cẩm Thủy đã cấp cứu và điều trị thành công các trường hợp bất thường.

Thanh Hóa là tỉnh đầu tiên trong cả nước triển khai ĐNSS bằng nguồn Quỹ chăm sóc sơ sinh của tỉnh. Hiện nay, ĐNSS đã gần bao phủ các bệnh viện đa khoa cấp huyện nhằm góp phần giảm tử vong sơ sinh và chuyển tuyến; đồng thời, tạo cầu nối giữa tuyến cơ sở với tuyến cao hơn trong việc điều trị liên tục các trường hợp tai biến sơ sinh; giảm tải cho bệnh viện tuyến trên và giảm bớt chi phí điều trị, đi lại cho người dân. Ngoài ra, khi điều trị tại đây, đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh sẽ tư vấn, hướng dẫn, cung cấp thông tin, kiến thức về chăm sóc, điều trị sơ sinh cho gia đình bệnh nhân, giúp họ có thêm kiến thức thực hành và chăm sóc trẻ nhỏ tốt hơn tại nhà. Từ đó, có thể hướng dẫn lại cho những người khác.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai ĐNSS vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế, như: diện tích các phòng điều trị còn chật hẹp; một số trang thiết bị liên quan đến cấp cứu sơ sinh và một số trang thiết bị cơ bản xuống cấp hoặc chưa đủ đáp ứng nhu cầu khi đông bệnh nhân; còn thiếu cán bộ, bác sĩ, điều dưỡng chuyên ngành sâu về nhi có thể thực hiện tốt những thủ thuật khó... Thời gian tới, ngành y tế cùng các bệnh viện cần quan tâm đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho ĐNSS. Đồng thời các ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp cần chung tay cùng ngành y tế xây dựng nguồn quỹ để thành lập và duy trì hoạt động của ĐNSS, góp phần giảm rủi ro trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

Bài và ảnh: Thùy Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]