(Baothanhhoa.vn) - Việt Nam đã chuyển từ hoạt động phòng chống sang phòng chống và loại trừ sốt rét. Mục tiêu Chiến lược quốc gia phòng, chống và loại trừ sốt rét giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ở Việt Nam là bảo đảm tất cả người dân đều được tiếp cận với chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và hiệu quả tại các cơ sở y tế; những người có nguy cơ mắc sốt rét được bảo vệ bằng cách phù hợp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chung tay hoàn thành mục tiêu loại trừ sốt rét ra khỏi cộng đồng

Việt Nam đã chuyển từ hoạt động phòng chống sang phòng chống và loại trừ sốt rét. Mục tiêu Chiến lược quốc gia phòng, chống và loại trừ sốt rét giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ở Việt Nam là bảo đảm tất cả người dân đều được tiếp cận với chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và hiệu quả tại các cơ sở y tế; những người có nguy cơ mắc sốt rét được bảo vệ bằng cách phù hợp.

Chung tay hoàn thành mục tiêu loại trừ sốt rét ra khỏi cộng đồng

Kỹ thuật viên Trạm Y tế xã Luận Thành (Thường Xuân) soi lam tìm ký sinh trùng sốt rét.

Tại Thanh Hóa, để chủ động phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét, mạng lưới y tế dự phòng đã đặt trọng tâm vào các hoạt động: điều tra dịch tễ - côn trùng sốt rét, phát hiện các trường hợp mắc, điều trị ký sinh trùng (KST) tránh lây lan trong cộng đồng; tẩm màn hóa chất diệt muỗi vùng trọng điểm sốt rét; nâng cao kỹ năng chẩn đoán, điều trị, xét nghiệm cho tuyến y tế cơ sở. Cùng với đó, các trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố đã chủ động trong công tác giám sát tại địa phương, tập trung giám sát dịch tễ, đặc biệt tại các xã, phường có di biến động dân số cao (người đi làm ăn, sinh sống... từ vùng có dịch, bệnh sốt rét trở về địa phương), cử cán bộ đến các thôn, bản tuyên truyền phòng, chống sốt rét. Cấp thuốc điều trị sốt rét cho những người có nguy cơ cao, điều trị sớm, điều trị kịp thời, không bỏ sót ca bệnh. Kết hợp lấy lam máu soi tìm KST gây bệnh sốt rét. Sử dụng thành thạo kỹ thuật xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh ở tất cả các điểm kính hiển vi trên địa bàn toàn tỉnh. Tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã chú trọng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ y tế, nhất là những người trực tiếp làm công tác dự phòng; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng, chống dịch bệnh với nhiều hình thức đến các địa bàn dân cư, như: treo băng rôn, khẩu hiệu, phát tờ rơi..., giúp đồng bào thay đổi về nhận thức phòng bệnh. Công tác quản lý và điều trị cho người có KST sốt rét, bệnh nhân sốt rét được trung tâm và các đơn vị liên quan thực hiện khá tốt. Các biện pháp kỹ thuật trong phòng, chống sốt rét được triển khai đồng bộ, bảo đảm cung cấp đầy đủ thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện, các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc triển khai các hoạt động phòng chống sốt rét. Ngoài ra, trung tâm cũng tăng cường giám sát, đôn đốc chỉ đạo y tế cơ sở xây dựng kế hoạch phòng chống sốt rét; phát hiện, soi lam chẩn đoán và gửi lam kiểm tra đúng quy định; tổ chức phun, tẩm hóa chất diệt muỗi trước mùa mưa tại các xã, thôn, bản vùng sốt rét lưu hành... nhằm tiêu diệt và hạn chế sự phát triển của véc-tơ truyền bệnh. Riêng số bệnh nhân mắc sốt rét được chẩn đoán, điều trị kịp thời, quản lý giám sát dịch tễ chặt chẽ, bảo đảm quy trình chuyên môn, hạn chế lây lan trong cộng đồng. Trong 10 năm gần đây, số người mắc sốt rét giảm dần, từ 4.097 người (năm 2011) xuống còn 785 người năm 2015 (giảm 80,8% so với năm 2011) và giảm còn 1 bệnh nhân sốt rét năm 2020 (giảm 99,8% so với năm 2015); số KST sốt rét từ 108 KST (năm 2011) giảm còn 1 KST (năm 2020) và 100% KST đều là ngoại lai, không có người tử vong do bị bệnh sốt rét; vùng có bệnh sốt rét lưu hành cũng ngày càng thu hẹp. Theo kết quả phân vùng dịch tễ sốt rét năm 2014, tổng số xã thuộc vùng sốt rét lưu hành là 29 xã, trong đó số xã vùng nặng 2 xã, vùng vừa 17 xã, vùng nhẹ 10 xã; năm 2019 chỉ còn 1 xã trong vùng sốt rét lưu hành, giảm 96,5% so với năm 2014.

Thực hiện kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống và loại trừ sốt rét, hàng năm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thanh Hóa thực hiện chiến dịch phun tẩm hóa chất cho các hộ dân sống trong vùng sốt rét lưu hành với tổng dân số bảo vệ bằng hóa chất hàng năm khoảng hơn 60.000 người; tỉnh Thanh Hóa được công nhận đạt loại trừ sốt rét năm 2020.

Trong quý I-2021, trung tâm đã xây dựng các văn bản về việc giám sát hoạt động phòng, chống và loại trừ sốt rét tại các huyện: Cẩm Thủy, Vĩnh Lộc, Như Thanh, Nông Cống, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Quan Hóa, Thạch Thành, Yên Định, Hoằng Hóa và thị xã Bỉm Sơn. Các hoạt động phòng, chống sốt rét được triển khai thường xuyên, liên tục; công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe trong phòng, chống sốt rét bằng nhiều hình thức. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành giám sát dịch tễ sốt rét tại 7 huyện và 14 xã, phường, thị trấn, tại các điểm giám sát tình hình sốt rét ổn định, không có bệnh nhân sốt rét và KST; các hoạt động phòng chống sốt rét tại địa phương (giám sát dịch tễ sốt rét, quản lý dân di biến động, truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống sốt rét) thực hiện thường xuyên liên tục, bảo đảm theo kế hoạch phòng chống và loại trừ sốt rét tại địa phương; vật tư, thuốc sốt rét tại các đơn vị giám sát đảm bảo chủ động điều trị khi có bệnh nhân sốt rét.

Bác sĩ Đỗ Thanh Tùng, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết: Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do KST sốt rét gây nên, bệnh lây truyền qua đường máu do muỗi Anophen hút máu từ người bệnh truyền sang người lành. KST sốt rét xâm nhập vào cơ thể người phá hủy hồng cầu làm cho người bệnh bị thiếu máu và gây nên cơn sốt rét, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Bệnh sốt rét thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm. Thời gian này, muỗi phát triển mạnh, người bị muỗi đốt có nguy cơ mắc bệnh sốt rét cao. Thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam, ngành y tế đã nỗ lực huy động các nguồn lực, tổ chức triển khai tốt các hoạt động truyền thông phòng, chống sốt rét tại cộng đồng, tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường, thu gom phế thải, phun hóa chất loại trừ triệt để lăng quăng, bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt rét. Tập huấn kỹ thuật xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị sốt rét đáp ứng yêu cầu, năng lực giám sát phát hiện của hệ thống y tế dự phòng. Bảo đảm đủ cơ số thuốc, hóa chất, vật tư phục vụ cho công tác phòng, chống sốt rét trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, hoạt động giám sát phát hiện trường hợp sốt rét lâm sàng, quản lý đối tượng giao lưu vùng sốt rét lưu hành và kịp thời lấy lam xét nghiệm tìm KST sốt rét được đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên, từ phòng chống tiến tới loại trừ sốt rét là một quá trình không hề dễ dàng, đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và chi phí. Mỗi người dân hãy tự bảo vệ chính mình bằng cách thu dọn vệ sinh tại nơi mình sinh sống, không cho muỗi có cơ hội phát triển. Đồng thời, cần sự vào cuộc mạnh mẽ của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, tiến hành các hoạt động tuyên truyền, phòng chống sốt rét thường xuyên để thực hiện thành công các mục tiêu về phòng chống sốt rét đã đề ra, chung tay hoàn thành mục tiêu loại trừ sốt rét ra khỏi cộng đồng.

Bài và ảnh: Hà Phương


Bài và ảnh: Hà Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]