Chăm sóc phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh trong bối cảnh dịch, bệnh COVID-19
Sở Y tế vừa có công văn yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh yêu cầu tăng cường chăm sóc phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.
Theo đó, Giám đốc Sở Y tế đề nghị các đơn vị y tế có cung cấp dịch vụ quản lý thai, khám thai, đỡ đẻ, chăm sóc sơ sinh bên cạnh việc triển khai nghiêm túc, quyết liệt các hoạt động phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Bộ Y tế, Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh cần thường xuyên cập nhật, thống kê số lượng và tình trạng sức khỏe của phụ nữ mang thai, sản phụ, trẻ sơ sinh nghi nhiễm/nhiễm tại đơn vị; xây dựng kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống có phụ nữ mang thai đặc biệt là các phụ nữ mang thai 3 tháng cuối, sản phụ, trẻ sơ sinh mắc COVID-19 tại đơn vị.
Giao Bệnh viện Phụ sản tỉnh làm đầu mối, phối hợp với Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Phổi, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch ứng phó trên toàn tỉnh. Kế hoạch ứng phó cần đáp ứng được các tình huống có dưới 5, từ 5-10 và trên 10 trường hợp phụ nữ mang thai, sản phụ, sơ sinh nghi nhiễm/nhiễm (bao gồm các tình huống có sản phụ nhiễm/nghi nhiễm chuyển dạ đẻ thường, đẻ khó hoặc mổ đẻ; có sơ sinh thường, sơ sinh bệnh lý nghi nhiễm/nhiễm SARS-CoV-2) và đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế, nhân lực; Phân luồng chuyển tuyến hoặc phân tuyến hỗ trợ kỹ thuật.
Các đơn vị có cung cấp dịch vụ quản lý thai, khám thai, đỡ đẻ, chăm sóc sơ sinh nghiêm túc thực hiện theo Quyết định số 1271/QĐ-BYT về việc Hướng dẫn tạm thời Dự phòng và xử trí viêm đường hô hấp cấp tính do chủng vi rút SARS-CoV-2 (COVID-19) ở phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, cơ sở y tế; và các quy định khác về an toàn bệnh viện, phân luồng, giám sát, phát hiện cách ly, khoanh vùng, điều trị COVID-19 của Bộ Y tế.
Đối với các cơ sở cách ly/điều trị tập trung: Bố trí đầy đủ nhân lực thực hiện chăm sóc, theo dõi phụ nữ mang thai đúng quy định, tránh lây nhiễm chéo, đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế và bà mẹ;
Các cơ sở chăm sóc sản khoa, sơ sinh của trên địa bàn có kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh không được gần mẹ. Căn cứ nhu cầu thực tiễn (số lượng trẻ sơ sinh phải tách mẹ con, được sự đồng thuận của gia đình) xây dựng kế hoạch huy động nguồn sữa mẹ tại chỗ để chăm sóc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh một cách tốt nhất có thể.
Yêu cầu các Bệnh viện Phụ sản tỉnh, Bệnh viện Nhi tỉnh thành lập và duy trì kíp hỗ trợ gồm đầy đủ các chuyên khoa: sản khoa, sơ sinh, gây mê - hồi sức để sẵn sàng hỗ trợ cho các cơ sở cách ly tập trung và các bệnh viện tuyến dưới khi cần thiết.
Tô Hà
{name} - {time}
- 2023-03-25 20:53:00
Điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn không ăn đường trong 2 tuần?
- 2023-03-25 06:54:00
[Infographics] Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam
- 2021-06-08 14:37:00
Thanh Hóa: Đề nghị các cơ sở y - dược tư nhân sẵn sàng tham gia phòng, chống dịch COVID-19
Chủ động chăm sóc sức khỏe với chương trình tư vấn trực tuyến miễn phí trên Pulse by Prudential
Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030
Bổ sung vitamin A để giúp trẻ phát triển toàn diện
Các trường hợp F1 của ca tái dương tính tại thị trấn Bút Sơn âm tính lần 1 với SARS-CoV-2
Thanh Hóa được phân bổ 10.000 liều vắc - xin phòng bệnh COVID-19 trong đợt 4
Phong toả tạm thời 57 hộ dân ở phố Trung Sơn, thị trấn Bút Sơn
1.123 mẫu xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2
Hướng dẫn người dân sử dụng ứng dụng khai báo y tế phòng COVID-19
Hi hữu bé gái 11 tuổi mang búi tóc gần 1 kg trong dạ dày