(Baothanhhoa.vn) - Thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, một trong 2 trẻ mắc bệnh Whitmore (phát hiện trong tuần đầu tháng 11/2022) người Thanh Hoá đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã tử vong trong tình trạng suy đa tạng, hoại tử ruột.

Bé trai 15 tuổi ở Thanh Hoá mắc bệnh Whitmore đã tử vong

Thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, một trong 2 trẻ mắc bệnh Whitmore (phát hiện trong tuần đầu tháng 11/2022) người Thanh Hoá đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã tử vong trong tình trạng suy đa tạng, hoại tử ruột.

Bé trai 15 tuổi ở Thanh Hoá mắc bệnh Whitmore đã tử vong

Bệnh nhi là nam, 15 tuổi, ở xã Mai Lâm, Thị xã Nghi Sơn. Trước đó, bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương vào ngày thứ 12 sau khi khởi phát trong tình trạng nặng; phổi tổn thương, suy hô hấp. Bệnh nhân bị shock nhiễm khuẩn, suy đa tạng, mắc bệnh Whitmore. Hai ngày trước khi khởi phát bệnh, trẻ đi học về và bị dầm nước mưa, sốt cao liên tục 4 ngày, ho, nổi sẩn ban kèm đau tức ngực phải, đau bụng... Mặc dù đã được điều trị tích cực, được thở máy, duy trì vận mạch, sử dụng IVIG, tiến hành lọc máu, xét nghiệm tìm căn nguyên…, nhưng bệnh nhân đã không qua khỏi...

Theo các bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm, bệnh Whitmore (bệnh Melioidosis) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. Bệnh ghi nhận số mắc cao chủ yếu tại Úc và khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận vào năm 1925 và đến hiện nay vẫn xuất hiện rải rác ở một số địa phương

Vi khuẩn B. pseudomallei sống trong đất, nước bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là những vùng ngập úng sau lũ lụt. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da khi lội trong nước, bùn thời gian dài hoặc có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bị nhiễm vi khuẩn. Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền vi khuẩn từ người sang người hoặc từ động vật sang người và không lây lan thành dịch lớn.

Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, có thể diễn biến nặng, tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh. Để phòng ngừa nguy cơ khuẩn gây bệnh cho trẻ, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần giữ vệ sinh, môi trường sạch sẽ. Trẻ cần được ăn chín uống sôi, bảo đảm an toàn thực phẩm. Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ của bệnh cần đến cơ sở y tế sớm để được phát hiện và điều trị kịp thời.

Tô Hà


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]