(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa là tỉnh triển khai tiêm chủng vắc - xin phòng COVID-19 đợt 2 theo Quyết định 1821/QĐ-BYT, ngày 7-4-2021 của Bộ Y tế. Theo kế hoạch, Thanh Hóa sẽ tổ chức chiến dịch từ ngày 20-4 đến 10-5-2021. Để triển khai công tác tiêm chủng bảo đảm an toàn, tỉnh Thanh Hóa đã lên kế hoạch và chuẩn bị mọi điều kiện để việc tiêm vắc - xin theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Thanh Hóa đã có cuộc trao đổi với Thầy thuốc Ưu tú, Tiến sĩ Lương Ngọc Trương, Giám đốc Trung tâm Kiểm soạt bệnh tật tỉnh.

Bảo đảm an toàn cho chiến dịch tiêm chủng vắc - xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh

Thanh Hóa là tỉnh triển khai tiêm chủng vắc - xin phòng COVID-19 đợt 2 theo Quyết định 1821/QĐ-BYT, ngày 7-4-2021 của Bộ Y tế. Theo kế hoạch, Thanh Hóa sẽ tổ chức chiến dịch từ ngày 20-4 đến 10-5-2021. Để triển khai công tác tiêm chủng bảo đảm an toàn, tỉnh Thanh Hóa đã lên kế hoạch và chuẩn bị mọi điều kiện để việc tiêm vắc - xin theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Thanh Hóa đã có cuộc trao đổi với Thầy thuốc Ưu tú, Tiến sĩ Lương Ngọc Trương, Giám đốc Trung tâm Kiểm soạt bệnh tật tỉnh.

Bảo đảm an toàn cho chiến dịch tiêm chủng vắc - xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh

Phóng viên: Thưa ông, đến thời điểm này công tác chuẩn bị triển khai tiêm vắc - xin COVID-19 tại Thanh Hoá đã được triển khai như thế nào?

Tiến sĩ Lương Ngọc Trương: Bên cạnh sự nỗ lực trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, Thanh Hóa đang tích cực cho công tác chuẩn bị các điều kiện để triển khai tiêm vắc - xin COVID-19 với mục tiêu tạo nên "thành trì" vững chắc bảo vệ sức khỏe toàn dân trước đại dịch COVID-19.

Đến thời điểm hiện tại Thanh Hóa đã hoàn tất công tác điều tra, lập danh sách các đối tượng tiêm. Cụ thể, trong đợt này Thanh Hoá sẽ có 20.200 trường hợp được tiêm vắc - xin phòng bệnh COVID-19, đó là các cán bộ tuyến đầu phòng, chống dịch bao gồm: cán bộ, nhân viên y tế làm việc tại các cơ sở y tế tham gia công tác phòng chống dịch, thành viên ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, người làm nhiệm vụ tại các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, thành viên tổ COVID dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên tham gia công tác phòng, chống dịch.

Ngành Y tế đã tổ chức tập huấn bảo đảm triển khai tiêm chủng an toàn cho toàn bộ đội ngũ chuyên trách tiêm chủng của 27 huyện, thị xã, thành phố; cán bộ y tế ở các cơ sở điều trị.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị rà soát, củng cố lại hệ thống dây chuyền lạnh bảo quản vắc - xin, chuẩn bị cho việc tiếp nhận bảo quản vắc - xin; xây dựng bảng biểu thống kê lập danh sách và báo cáo; kiện toàn hệ thống giám sát; đẩy mạnh công tác truyền thông về triển khai chiến dịch tiêm vắc - xin COVID-19.

Bảo đảm an toàn cho chiến dịch tiêm chủng vắc - xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh

Phóng viên: Vắc - xin phòng COVID-19 được sử dụng trong đợt tiêm này có những đặc điểm gì cần lưu ý, thưa ông?

Tiến sĩ Lương Ngọc Trương: Vắc - xin sẽ sử dụng là vắc - xin AstraZeneca, do Tập đoàn AstraZeneca sản xuất bởi SK Bioscience Hàn Quốc. Đây là loại vắc - xin mới nên công tác bảo đảm điều kiện an toàn tiêm chủng được tỉnh chuẩn bị chu đáo. Bên cạnh việc chuẩn bị tốt các điều kiện về bảo quản vắc - xin, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, đội ngũ nhân lực tham gia tiêm chủng, để bảo đảm an toàn tiêm chủng, người được tiêm chủng cũng cần trang bị những kiến thức và chủ động thực hiện các khuyến cáo của Bộ Y tế khi tham gia tiêm chủng.

Cụ thể, cần khai báo trung thực về tiền sử bệnh, sức khỏe hiện tại của bản thân. Sau khi được tư vấn khám sàng lọc, đối tượng tiêm chủng đọc thông tin và ký phiếu đồng ý tham gia tiêm chủng vắc - xin phòng COVID-19.

Đối tượng tiêm chủng tải App sổ sức khỏe điện tử và đăng kí tài khoản trên ứng dụng để theo dõi lịch sử tiêm chủng vắc - xin COVID-19 và chủ động khai báo về sự cố bất lợi sau tiêm chủng. Theo dõi phản ứng sau tiêm tại điểm tiêm chủng trong vòng 30 phút đến 60 phút và tiếp tục theo dõi tại nhà. Nếu phát hiện bất thường về sức khỏe thì phải báo ngay cho nhân viên y tế để được tư vấn và kịp thời xử lí. Đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe như sốt cao ≥ 39°C, khó hạ nhiệt độ, co giật, phát ban, khó chịu, kích thích vật vã, lừ đừ, khó thở…

Bảo đảm an toàn cho chiến dịch tiêm chủng vắc - xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh

Phóng viên: Hiện nay vắc - xin phòng COVID-19 đã được phân bổ về tỉnh, vậy công tác bảo quản và tiếp tục phân phối vắc - xin phục vụ các điểm tiêm chủng trong tỉnh được thực hiện như thế nào, thưa ông?

Tiến sĩ Lương Ngọc Trương: Ngày 9-4, 20.200 liều vắc - xin phòng bệnh COVID-19 AstraZeneca được Bộ Y tế phân bổ cho tỉnh Thanh Hóa đã được đơn vị đối tác vận chuyển bằng xe chuyên dụng an toàn về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa. Đơn vị đã tiếp nhận và nhập kho bảo quản nghiêm ngặt theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Căn cứ kế hoạch triển khai tiêm vắc - xin toàn tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã xây dựng kế hoạch chi tiết cho tất cả các huyện, thị xã, thành phố. Theo quy trình, sẽ cấp phân bổ vắc - xin trước ngày tổ chức tiêm chủng cho các điểm tiêm chủng.

Bảo đảm an toàn cho chiến dịch tiêm chủng vắc - xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh

Phóng viên: Vậy ông có khuyến cáo gì đối với người được tiêm chủng?

Tiến sĩ Lương Ngọc Trương: Về những phản ứng sau tiêm vắc - xin COVID-19, người được tiêm có thể có các triệu chứng thường gặp sau tiêm chủng như đau, đỏ hoặc sưng ở vị trí tiêm, bị sốt nhẹ, đau mỏi toàn thân, đau đầu hoặc cảm thấy không khỏe. Đó là những phản ứng thông thường, là dấu hiệu hệ thống miễn dịch của cơ thể đang phản ứng với các kháng nguyên được đưa vào cơ thể và hệ thống miễn dịch đang chuẩn bị để chiến đấu.

Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới, sau tiêm vắc - xin phòng COVID-19 của Astra Zeneca, các phản ứng thường gặp với tỉ lệ >10% như đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, khó chịu, sốt trên 38 độ C. Phản ứng tại chỗ như sưng tấy, ban đỏ tại chỗ tiêm chiếm 1- <10%.

Cho dù các phản ứng kể trên không có vẻ nghiêm trọng nhưng trên nguyên tắc Ngành Y tế luôn dự phòng các tình huống nguy hiểm nhất, như các phản ứng nặng. Vì vậy, trước khi triển khai tiêm chủng vắc - xin phòng COVID- 19, cán bộ y tế đã được tập huấn về việc sử dụng vắc - xin và theo dõi, xử lý sự cố bất lợi sau tiêm chủng...

Các trang thiết bị phòng, chống sốc và xử lí cấp cứu với các trường hợp tai biến sau tiêm chủng (nếu có) cũng được trang bị đầy đủ tại các điểm tiêm chủng.

Việc triển khai vắc - xin sẽ theo tiến độ cung ứng vắc - xin và việc triển khai sẽ được theo dõi, giám sát chặt chẽ, giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai biến.

Hiện nay dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Vắc - xin có thể được coi như “thành trì” giúp con người chống đỡ vi rút, tạo sự miễn dịch. Việc triển khai tiêm phòng vắc - xin COVID-19 tại các địa phương trên địa bàn tỉnh không những có ý nghĩa trong việc đáp ứng tốt cho công tác phòng, chống dịch, tạo môi trường thuận lợi để bảo đảm “mục tiêu kép”, vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa chống dịch hiệu quả mà còn là tiền để để chúng ta triển khai tiêm vắc - xin phòng COVID-19 với quy mô lớn hơn, rộng hơn cho các đối tượng trong tỉnh theo tinh thần Nghị quyết 21 của Chính phủ.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông!

Tô Hà


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]