(Baothanhhoa.vn) - Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”, bằng tinh thần làm việc nghiêm túc, tận tâm và lối sống giản dị, hòa đồng, bác sĩ Hồ Văn Trọng, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mường Lát, luôn được xem là tấm gương sáng về y đức.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bác sĩ Hồ Văn Trọng - tấm gương sáng về y đức

Bác sĩ Hồ Văn Trọng - tấm gương sáng về y đức

Bác sĩ Hồ Văn Trọng (thứ 2 từ trái sang phải) thường xuyên xuống cơ sở thăm hỏi, truyền thông phòng, chống dịch bệnh cho người dân.

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”, bằng tinh thần làm việc nghiêm túc, tận tâm và lối sống giản dị, hòa đồng, bác sĩ Hồ Văn Trọng, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mường Lát, luôn được xem là tấm gương sáng về y đức.

Sinh ra và lớn lên ở huyện Đông Sơn, năm 1998 theo tiếng gọi của ngành y tế, chàng thanh niên trẻ Hồ Văn Trọng lên đường nhận công tác ở huyện miền núi Mường Lát. Với mong muốn được cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe đồng bào các dân tộc miền núi, chàng thanh niên trẻ Hồ Văn Trọng quyết tâm đi học nâng cao trình độ chuyên môn ở Đại học Y Thái Bình (bác sĩ đa khoa) và chuyên khoa sơ bộ ngoại (Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa). Sau những năm đèn sách, bác sĩ Trọng trở lại Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Lát và đã đóng góp công sức cùng với bệnh viện nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Tay mổ của bác sĩ Trọng đã trực tiếp cứu sống nhiều bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo, mà nếu đưa về bệnh viện tuyến tỉnh chắc chắn không qua khỏi vì đường sá quá xa xôi cách trở. Bên cạnh đó, bác sĩ Trọng còn quan tâm công tác truyền thông sức khỏe, góp phần thay đổi nhận thức của đồng bào đó là phải đến viện điều trị mỗi khi mắc bệnh.

Với những nỗ lực cống hiến trong công việc, tháng 1-2010, bác sĩ Hồ Văn Trọng được bổ nhiệm làm Trưởng Khoa ngoại, phụ trách Phòng Kế hoạch tổng hợp; sau đó làm Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, kiêm Trưởng Khoa ngoại. Đến tháng 11-2011, được bổ nhiệm Phó Giám đốc, kiêm Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Mường Lát; tháng 6-2013 được bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mường Lát.

Vừa là bí thư chi bộ, vừa là giám đốc đơn vị, bác sĩ Trọng cùng với ban lãnh đạo đã xây dựng nội quy, quy chế làm việc; xây dựng kế hoạch hoạt động và hỗ trợ các khoa từng bước củng cố về chuyên môn, nêu cao y đức, tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh. Đồng thời tích cực tham gia công tác nghiên cứu chuyên môn, tổng kết đúc rút kinh nghiệm; chủ động áp dụng các kỹ thuật, phương pháp quản lý mang lại hiệu quả... Nhờ đó, từ nhiều năm nay trên địa bàn huyện không xảy ra dịch bệnh, không có ngộ độc thực phẩm tập thể... Đặc biệt, bác sĩ Trọng đã có 1 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Tình trạng nuôi dưỡng và tập quán nuôi dưỡng ở trẻ em dưới 24 tháng tuổi dân tộc Mông tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa”. Đề tài đã được triển khai thực hiện nhằm tuyên truyền, tư vấn thay đổi hành vi, nhận thức, tập quán lạc hậu của người dân trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em, nhất là trẻ em dưới 24 tháng tuổi. Từ đó người dân trên địa bàn đã có những thay đổi trong chăm sóc trẻ đúng cách, đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ.

Trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, bác sĩ Trọng cùng các đồng nghiệp luôn bám cơ sở tìm hiểu phong tục tập quán, tâm tư, hoàn cảnh để động viên, thuyết phục; phối hợp với người có uy tín ở địa phương làm “hậu thuẫn” để người dân hiểu, đồng thuận trong công tác phòng chống dịch bệnh. Bác sĩ Trọng nhớ lại: Khi nhận được thông tin một bệnh nhân nhiễm HIV ở tuyến xã, cán bộ trung tâm đã nhanh chóng tiếp cận đưa vào chương trình chăm sóc điều trị nhưng bệnh nhân không hợp tác, thậm chí còn thể hiện thói hung hăng, côn đồ với cán bộ y tế. Bằng tình cảm chân thành chúng tôi đã thuyết phục được bệnh nhân làm xét nghiệm. Kết quả dù đã dương tính với HIV, nhưng bệnh nhân vẫn không chấp nhận, nên buộc chúng tôi phải lấy mẫu xét nghiệm lại. Sau đó bệnh nhân mới đồng ý cho cán bộ y tế về giới thiệu điều trị sớm để tránh lây lan trong cộng đồng. Đến nay, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và tham gia tích cực trong công tác phòng, chống HIV ở địa phương.

Mường Lát có 7 xã biên giới giáp với huyện Sốp Bâu và Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào. Hàng năm, Trung tâm y tế đã tham mưu cho chính quyền địa phương tổ chức các hội nghị và ký kết các văn bản hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau về công tác y tế; hỗ trợ công tác chuyên môn, trang thiết bị, vật tư y tế cho các cụm giáp biên, với tổng trị giá trên 300 triệu đồng mỗi năm. Từ những việc làm thiết thực đó đã góp phần giữ gìn mối đoàn kết giữa Nhân dân hai nước, đảm bảo an ninh biên giới, đảm bảo chủ quyền quốc gia.

Hà Bắc


Hà Bắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]