Vĩnh Lộc: Quan tâm giữ gìn và phát huy nghệ thuật chèo truyền thống
Từ rất lâu, tiếng hát chèo mượt mà, đằm thắm đã đi sâu vào đời sống văn hóa tinh thần của người dân Vĩnh Lộc. Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, đến nay, các làn điệu chèo vẫn được người dân duy trì, gìn giữ và phát huy, góp phần bảo tồn di sản quý báu mà cha ông để lại.
Câu lạc bộ chèo xã Minh Tân biểu diễn tại Liên hoan văn hóa các dân tộc tỉnh Thanh Hóa lần thứ XX, năm 2024.
Chúng tôi tìm đến nhà văn hóa thôn Xuân Áng, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc), nơi các thành viên của câu lạc bộ (CLB) chèo Xuân Áng đang say sưa luyện tập các tiểu phẩm chèo, mới cảm nhận được tình yêu sâu sắc của họ dành cho chèo. Với người dân nơi đây, chèo là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần. Hát chèo đã có từ rất lâu, bản thân người dân nơi đây cũng không nhớ chính xác, chỉ biết rằng mỗi người dân trong thôn sinh ra, lớn lên đã gắn liền với những làn điệu chèo mượt mà, đằm thắm, trữ tình ấy. Trước đây, hát chèo thường được người dân biểu diễn hàng đêm tại sân đình và tại các sự kiện của thôn. Cũng nhờ những lần được đi xem người dân trong thôn biểu diễn chèo mà thế hệ người dân nơi đây cũng biết hát chèo, gắn bó và thêm yêu nghệ thuật chèo. Bởi vậy, để gìn giữ và đưa nghệ thuật chèo ngày càng khẳng định được vị trí, sức sống trong cộng đồng, năm 2001, những người yêu chèo trong thôn đã thành lập CLB chèo Xuân Áng.
Từ khi thành lập đến nay, CLB đã thu hút được 22 thành viên tham gia. Hầu hết kinh phí hoạt động, mua sắm đạo cụ, trang phục đều do các thành viên tự đóng góp. Hàng ngày, các thành viên đều tích cực tập luyện để mang tiếng hát chèo phục vụ, nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân trong thôn, xã và tham gia nhiều hội thi do địa phương và tỉnh tổ chức. CLB cũng thường xuyên biểu diễn phục vụ khách du lịch tại các điểm di tích, danh thắng trong huyện như Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, danh thắng quốc gia Kim Sơn, lễ hội phủ Trịnh, lễ hội Trần Khát Chân...
Bà Hà Thị Điền, Chủ nhiệm CLB chèo Xuân Áng cho biết: “Bản thân tôi cũng sinh ra và lớn lên giữa những làn điệu dân ca ngọt ngào, nên những lời ngân nga của các làn điệu chèo thấm sâu vào tâm hồn từ lúc nào không hay. Tôi đã dành trọn tình yêu cho nghệ thuật chèo; tham gia sáng tác kịch bản, đạo diễn và cũng là diễn viên đóng nhiều vai diễn như, dì ghẻ trong vở Tấm Cám, Thị Mầu trong Quan Âm Thị Kính, bà Nghị Quế trong vở chị Dậu... Điều đáng mừng là, hiện nay tình yêu với nghệ thuật chèo không chỉ ở người trung, cao tuổi mà còn được truyền sang những người trẻ tuổi.
Tại xã Minh Tân, thời gian qua “hát chèo” là một trong những hoạt động văn nghệ tạo được sức hút đối với người dân. Hầu hết ở các thôn đều có người biết hát chèo và thành lập các đội chèo để biểu diễn phục vụ các sự kiện của thôn, xã. Trong quá trình xây dựng xã NTM kiểu mẫu, trên cơ sở khảo sát thực tế, xã Minh Tân đã lựa chọn xây dựng mô hình CLB hát chèo làm tiêu chí nổi trội. Theo đó, UBND xã đã thành lập CLB hát chèo và ban chủ nhiệm mô hình, xây dựng quy chế, lập danh sách và tổ chức họp dân lấy ý kiến thống nhất về hoạt động của mô hình CLB hát chèo. Sau khi hoàn thiện các quy trình, xã đã làm tờ trình đề nghị huyện Vĩnh Lộc công nhận mô hình CLB hát Chèo xã Minh Tân. Từ khi CLB hát chèo của xã đi vào hoạt động đến nay đã thu hút được đông đảo người dân ở mọi lứa tuổi tham gia và duy trì hoạt động thường xuyên tại các đình làng, nhà văn hóa thôn. Với sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền và đóng góp của Nhân dân trong việc hỗ trợ kinh phí tập luyện, sinh hoạt, tổ chức các hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng đã tạo điều kiện để CLB chèo duy trì hoạt động hiệu quả, chất lượng các vở diễn ngày càng được nâng lên, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới Nhân dân.
Trong đời sống xã hội hiện đại như ngày nay, điều đáng mừng là những làn điệu chèo truyền thống vẫn được người dân trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc gìn giữ và phát huy giá trị trong đời sống hàng ngày. Đến nay, toàn huyện đã có nhiều đội, CLB chèo được thành lập và hoạt động hiệu quả, không chỉ góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho người dân mà còn bảo tồn di sản quý báu mà cha ông để lại. Để nghệ thuật chèo tiếp tục được gìn giữ và phát huy giá trị, thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương trong huyện cũng đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp, trong đó chú trọng đến việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động những người am hiểu chèo phát huy vai trò, tâm huyết, trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Bên cạnh đó, phối hợp tổ chức các hoạt động giao lưu, biểu diễn, hội thi văn nghệ để tạo điều kiện cho các CLB, đội chèo tham gia biểu diễn; tạo điều kiện cho các CLB, đội văn nghệ chèo được tham gia các hội thi do tỉnh tổ chức... Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc gìn giữ nghệ thuật chèo ở huyện cũng gặp một số khó khăn do số lượng nghệ nhân chèo tại các CLB không nhiều và phần lớn đã cao tuổi, đang dần già yếu. Lớp trẻ chưa tiếp cận hoặc chưa hiểu hết giá trị nghệ thuật chèo, nên đa số không mặn mà để học tập, lưu giữ, bảo tồn và phát triển nghệ thuật chèo...
Bài và ảnh: Nguyễn Đạt
{name} - {time}
-
2025-01-15 14:19:00
Chuyến từ thiện đầu tiên của Hoa hậu Kiều Duy tại quê nhà hậu đăng quang
-
2025-01-15 14:17:00
“Hòa nhạc ánh sáng”: Lần đầu tiên drone trình diễn trên nền nhạc sống
-
2024-08-22 10:24:00
Lễ hội “Mùa vàng bản Mây” khuấy động không khí Fansipan
Đặt phòng “giờ chót” dịp 2/9: lựa chọn nào tốt nhất?
[Podcast] - Tản văn: Những gam màu thời gian
Du lịch Việt Nam mùa thu đông: Trải nghiệm nào cho một chuyến đi hoàn hảo?
Xây dựng sân chơi cho trẻ em khu vực miền núi
Hưởng trọn ưu đãi hấp dẫn khi vui chơi Tây Ninh, Phú Quốc 2/9
Mùa Vu Lan thiêng liêng tại núi Bà Đen, Tây Ninh
Những trải nghiệm không thể bỏ lỡ khi đến Sầm Sơn dịp 2/9
Đông đảo công chúng tham quan, thưởng lãm Triển lãm Mỹ thuật Bắc miền Trung
Vĩnh Lộc phát động cuộc thi viết và thuyết minh giới thiệu các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh